Điều chỉnh kích thước chữ

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập

(CLO) Chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc cần vừa có tính định hướng, vừa gợi mở và tạo mọi điều kiện để đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức và chủ động tham gia.

Nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống

Theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân số DTTS có 14,2 triệu người; trong đó có 6 dân tộc có trên 1 triệu người; 14 dân tộc có dưới 10.000 người; 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu).

Đồng bào DTTS đa số sinh sống thành cộng đồng chủ yếu ở 4 khu vực: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung.

bao ton phat huy gia tri van hoa cac dan toc thieu so trong boi canh hoi nhap hinh 1

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn và phát triển

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sau 15 năm tổ chức triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc, cùng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của đồng bào DTTS, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có bước phát triển rõ rệt; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; thu nhập được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng cải thiện; số hộ nghèo giảm nhanh...

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS về tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống... được quan tâm.

Những năm qua, hệ thống văn hóa từ tỉnh tới cơ sở đã coi trọng việc phát hiện, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng, phát hiện những giá trị mới về văn học - nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc như các lễ hội tín ngưỡng dân gian, hội thi liên hoan văn hóa các dân tộc, tiếng nói, chữ viết, trang phục, các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ... đã và đang được bảo tồn và phát triển.

Lo ngại di sản văn hóa bị “bào mòn”

Tuy nhiên, dưới sự tác động của đời sống, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền đang có xu hướng lấn át, làm mờ nhạt văn hóa bản địa.

Trong đó, phải kể đến một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS không còn lưu giữ được, hoặc bị biến đổi, không đúng nguyên gốc của nó.

Chẳng hạn như đối với đồng bào dân tộc Mông, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong tình yêu, hôn nhân. Trước kia, ở các phiên chợ các chàng trai, cô gái thường thổi kèn lá để tìm bạn tình; khi yêu nhau, họ dùng tiếng sáo, dùng đàn môi để bày tỏ tình cảm với người yêu. Đi chơi hội Gầu tào, họ dùng đàn ống để làm phương tiện chuyển tải tình cảm của mình…

bao ton phat huy gia tri van hoa cac dan toc thieu so trong boi canh hoi nhap hinh 2

Múa rùa của người Dao huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Nhưng hiện nay, nhiều nơi nhất là lớp thanh, thiếu niên đã “quên” dùng nhạc cụ khèn lá, sáo, đàn môi...  Việc thổi kèn, thổi sáo hay hát tỏ tình đang bị mai một trong cuộc sống của một số đồng bào người Mông.

Không chỉ ở cộng đồng người Mông, trong các cộng đồng Thái, Mường, Tày, Cao Lan… nghệ thuật hát giao duyên, hát dân ca, dân vũ, hay sử dụng nhạc cụ dân tộc… cũng đang mất dần trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ngay cả tiếng nói, một thành tố cơ bản của văn hóa dân tộc, là tiêu chí quan trọng để xác định thành phần tộc người, cũng đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một.

Đơn cử là trường hợp dân tộc Bố Y (hiện có hơn 2.000 người, thuộc 2 nhóm địa phương là Tu Dí ở Lào Cai và Bố Y ở Hà Giang). Hiện nay, người Bố Y ở Lào Cai không còn nhớ tiếng mẹ đẻ, đã chuyển sang nói tiếng Quan Hỏa (tiếng Hán phương Nam), còn người Bố Y ở Hà Giang lại chủ yếu nói tiếng Giáy và tiếng Tày…

Một ví dụ khác, trong những năm gần đây, từ nhà cửa, trang phục, cưới hỏi, ma chay… của người Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) đều pha trộn, vay mượn của người Thái và người Khơ Mú trong vùng và họ cũng dùng các tiếng Khơ Mú, Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày.

Tương tự, ở một số địa phương thuộc vùng Tây Bắc, các dân tộc Kháng, La Ha, Xinh Mun… chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Thái trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, còn phải kể đến không gian văn hóa bị tác động, xáo trộn, sự xâm nhập văn hóa ngoại lai, dẫn đến thế hệ trẻ ít quan tâm đến việc bảo tồn các phong tục, tập quán, các lễ nghi tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống...

bao ton phat huy gia tri van hoa cac dan toc thieu so trong boi canh hoi nhap hinh 3

Tiết mục đấu chiêng của đồng bào Cor huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Trong đó, một số lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng bị ảnh hưởng, pha trộn lai tạp với bản sắc văn hóa của các dân tộc sống đan xen như giữa dân tộc La Ha với dân tộc Thái ở Tây Bắc. Hay như nghi lễ tín ngưỡng của người Kháng, người La Ha, người Xinh Mun… nhiều người cho rằng đó là sinh hoạt văn hóa của người Thái.

Hệ lụy của những thực trạng này là thế hệ trẻ có xu hướng thờ ơ, xa rời văn hóa truyền thống, đối diện với nguy cơ bị xâm lấn, đồng hóa bởi nhiều yếu tố văn hóa khác.

Sự tác động mạnh mẽ của đời sống hiện đại đang “bào mòn” một số di sản văn hóa còn sót lại của đồng bào dân tộc ít người. Một số phong tục tập quán mang nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị biến tướng một cách phản cảm, không phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào, như tục “bắt vợ”, “kéo vợ”  của đồng bào Mông, hay tục uống rượu “khát vọng”, “tắm tiên” của đồng bào Thái…

Thực tế hiện nay, nhiều dân tộc chỉ còn lại khoảng vài chục người già, cao tuổi biết tiếng của dân tộc mình, rồi những lễ hội truyền thống, những tục lệ đẹp nhiều khi chỉ còn trong trí nhớ của một số nghệ nhân, già làng, trưởng bản mà thôi.

Như vậy có thể thấy, quá trình đô thị hóa cùng sự bùng nổ thông tin bởi công nghệ hiện đại, sự giao lưu văn hóa diễn ra rất nhanh và mạnh khiến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn do chưa giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển. Hàng nghìn buôn, bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc đang có nguy cơ biến mất, hoặc biến dạng rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại.

Chính phủ dành một Dự án riêng về văn hóa

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, Chính phủ dành riêng Dự án 6 cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

bao ton phat huy gia tri van hoa cac dan toc thieu so trong boi canh hoi nhap hinh 4

Trình diễn Lễ cúng mừng lúa mới của người M’Nông Gar, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Mục tiêu của Dự án là khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để biến các giá trị văn hóa truyền thống thành tài sản và thực sự “ăn sâu, bám rễ” trong đời sống của đồng bào, theo tôi chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, xây dựng được một chiến lược, lộ trình phát triển rõ ràng, bài bản.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư cả trong thực thi, xây dựng môi trường bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa; đảm bảo kinh phí để đồng bào thực hiện, bởi việc bảo tồn để phát triển cần có sự đầu tư có tính căn cơ trong nghiên cứu.

Điều quan trọng là chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vừa có tính định hướng, vừa gợi mở, tạo mọi điều kiện để đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức và chủ động tham gia.

bao ton phat huy gia tri van hoa cac dan toc thieu so trong boi canh hoi nhap hinh 5

Mô hình bảo tồn nghề dệt truyền thống dân tộc Dao gắn với phát du lịch tại xã Nậm Hồng, Hoàng Su Phì, Hà Giang

Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng là trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay cần có sự tham gia của cộng đồng người dân tộc thiểu số mang yếu tố quyết định, vì chính họ là chủ nhân của di sản hiện tại và tương lai.

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của người dân, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS sẽ được phát huy; công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay sẽ đạt được những kết quả mới.

Đinh Xuân Thắng (Phó Vụ Trưởng Vụ Tuyên truyền - Ủy ban Dân tộc)

Bình Luận
 
 
Tin mới
Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

(CLO) Cảnh sát Úc hôm Chủ nhật (5/5) cho biết, họ đã bắn chết một thiếu niên sau khi cậu ta đâm dao một người đàn ông ở thủ phủ Perth của bang Tây Úc, trong một vụ tấn công mà chính quyền cho biết có “dấu hiệu khủng bố”.

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

(CLO) Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 379/QĐ-TTg công nhận TP Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính), tỉnh Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II.

HLV Kim Sang Sik đến Hà Nội, sẵn sàng cho lễ ra mắt ĐT Việt Nam vào ngày mai

(CLO) Chiều nay (5/5), HLV Kim Sang Sik đã đáp chuyến bay từ Busan (Hàn Quốc) đến Hà Nội, sẵn sàng cho lễ ra mắt vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội U23 diễn ra vào ngày mai.

Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

(CLO) Mưa bão gây ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil trong tuần này đã giết chết ít nhất 55 người và hàng chục người vẫn mất tích, theo chính quyền địa phương cho biết vào tối thứ Bảy (4/5).

Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

(CLO) Liên quan đến vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân mắc kẹt trong tàu câu mực.

Các

(CLO) Sáng 5/5, chương trình tổng duyệt Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra. Phần trọng tâm là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người, trong đó khối Cảnh sát đặc nhiệm là các “bóng hồng” gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Thanh Hóa: Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào lúc 20 giờ tối nay ngày 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV sẽ thực hiện chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng các điều kiện để tổ chức điểm cầu thực tiếp thành công.

Cục Đường cao tốc Việt Nam yêu cầu gì với các trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc?

(CLO) Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa có văn bản gửi các Ban quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh về việc đảm an toàn giao thông đối với các công trình dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.