(CLO) UBND tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023.

(NB&CL) Xa xưa, người Brâu thường cư trú trên địa bàn Đông Nam nước Lào, Đông Bắc nước Campuchia và một phần ít ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).

(CLO) Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có trên 66% là đồng bào DTTS. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhiều năm qua vẫn luôn là nỗi trăn trở của địa phương. Tuy nhiên, theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2022, tình trạng này trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có chiều hướng giảm.

(CLO) Một thời gian dài, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, trong đó có huyện Đăk Glei. Với sự quyết tâm xóa bỏ hủ tục của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đang từng bước đổi thay.

(CLO) Đến nay, đám cưới của người Dao ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời, vui tươi và giàu bản sắc.

(CLO) Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS tại tỉnh Tuyên Quang có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển KT-XH, đội ngũ người có uy tín còn góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

(CLO) Là nữ già làng hiếm hoi của Tây Nguyên, bà Ksor H’Lâm (làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con dân làng yêu mến bởi với vai trò là già làng, bà đã can đảm dẫn dắt dân làng “bước qua lời nguyền”, vươn lên trong cuộc sống, giúp bà con thoát đói nghèo, lạc hậu.

(CLO) NGND Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực.

(CLO) Những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ đang được bảo tồn, phát huy để phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân.

(CLO) Với đồng bào dân tộc Hoa, Lễ hội Tả Tài Phán là cách thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng bước vào năm mới với niềm vui, phấn khởi mới… mong muốn đời sống ấm no hạnh phúc, làm ăn thuận lợi hơn.

(CLO) Hơn 50 năm theo đuổi “con chữ” Thái cổ là từng ấy năm ông Hà Công Mậu tranh thủ thời gian học, đọc, viết, dịch chữ Thái cổ, với mong muốn giữ lại “hồn cốt” của ông cha.

(CLO) Việc phục dựng Lễ hội Cắc Kéng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái).

(CLO) Ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), việc sân khấu hóa di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có làn điệu hát đối của người Dao là cách thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy loại hình văn hoá này tương đối hiệu quả.

(CLO) Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% dân số là đồng bào Khmer. Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và các chính sách dân tộc nên đời sống bà con người Khmer ngày càng được nâng cao.

(CLO) Không phải là giáo viên nhưng ông Phùng Quang Du đã dạy chữ Nôm Dao cho hàng nghìn học viên ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

(CLO) Các gia đình người dân tộc Cờ Lao thường sống cùng nhau nhiều thế hệ, ở đó các phong tục, tập quán được quy định chặt chẽ và những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được gìn giữ, bảo tồn.

(CLO) Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi hộ dân, 153 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện thuộc TP. Hà Nội có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng đang đổi thay từng ngày...

(CLO) Dù đã cao tuổi, sự tâm huyết, tận tâm, trách nhiệm giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống người Ca Dong của bà Hồ Thị Dôn vẫn luôn cháy bỏng.

(CLO) Vào các dịp tết đến, xuân về, hay vào các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động của địa phương, bà con dân tộc Dao ở Cẩm Thủy lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc rực rỡ.

(CLO) Nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Krai (Ia Grai), đã có nhiều năm công tác tại địa phương nên sau khi nghỉ hưu, bà Puih Phyim được người dân tín nhiệm bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong làng như Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Người có uy tín,…

(CLO) Đối với người dân tộc Vân Kiều ở thôn Pa Tầng, xã Đakrông (Quảng Trị), buổi họp cách đây 7 năm về trước - ngày mà cả bản Pa Tầng quyết định một việc xưa nay chưa từng có trong tiền lệ, đó là chọn ra một nữ thủ lĩnh dẫn dắt làng có lẽ là ký ức không bao giờ quên.

(CLO) Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình ở thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) là một nghệ nhân luôn say đắm, tìm tòi và gìn giữ những làn điệu dân ca cổ của dân tộc mình. Không chỉ lưu truyền dân ca dân tộc Dao, bà còn tích cực truyền dạy nghề thêu tay truyền thống của dân tộc mình.

(CLO) Trong đợt phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có 6 nghệ nhân về lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian được vinh danh.

(CLO) Thời gian qua, đảng viên là người dân tộc thiểu số ở Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, trở thành cầu nối vững chắc giữa đồng bào dân tộc với Đảng, Nhà nước.

(CLO) Đảng viên ở xã Linh Phú về các thôn có đồng bào dân tộc Mông cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con, giúp đồng bào tin tưởng vào cán bộ, đảng viên, không nghe theo kẻ xấu.

Báo Công Luận