Điều chỉnh kích thước chữ

Bước ngoặt lớn trong công tác tôn giáo nhìn từ Nghị quyết số 24

(CLO) “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” là một trong những luận điểm nổi bật nhất của Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” cũng như trong chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân

“Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- những quan điểm ấy từ Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị được coi là bước ngoặt lớn trong công tác tôn giáo. 

buoc ngoat lon trong cong tac ton giao nhin tu nghi quyet so 24 hinh 1
buoc ngoat lon trong cong tac ton giao nhin tu nghi quyet so 24 hinh 2

Cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc,chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2019.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, việc chỉ rõ “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” là một trong những luận điểm nổi bật nhất của Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” cũng như trong chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Thực ra, từ trước đó rất lâu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã là tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước  ta. Minh chứng là ngay từ buổi đầu Đảng mới được thành lập, trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng Minh ngày 18/11/1930, Đảng ta đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng: “... phải lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của quần chúng...”. 

Đảng Lao động Việt Nam ngay ngày 3/3/1951 khi chính thức ra mắt quốc dân cũng đã tuyên bố: “... vấn đề tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người”.

Sắc lệnh 234-SL về chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành tháng 6/1955 cũng ghi rõ: “Việc tự do tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân”.

Những năm sau này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Thông tư, Nghị quyết về chính sách tôn giáo nhưng phải đến Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” thì có thể nói, quyền tự do tín ngưỡng được “định hóa” rất rõ thông qua cụm từ “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”.

Cùng với đó, một luận điểm song hành cũng ghi rõ trong Nghị quyết 24 này và cũng đánh giá mang tính đột phá không kém là sự ghi nhận: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Theo nhìn nhận của các nhà nghiên cứu, sở dĩ nói là đột phá bởi có thể xem là quan điểm lần đầu tiên Đảng chính thức đưa vào văn kiện Nghị quyết, phản ánh sự đổi mới có tính đột phá trong tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo. Khẳng định tôn giáo đồng hành lâu dài cùng dân tộc, do đó cần phải có thái độ khách quan, khoa học để giải quyết vấn đề tôn giáo, loại bỏ, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan trong ứng xử với tôn giáo, muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo bằng mệnh lệnh hành chính.

Điều đáng nói là cả hai luận điểm đột phá này sau đó được Đảng ta chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội VII năm 1991: “Tín ngưỡng là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ tâm linh - văn hóa là bước tiến mới về nhận thức lý luận của Đảng đối với vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Đảng ta đã vượt qua cách nhìn chính trị - tôn giáo quen thuộc để có cách nhìn mới, trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu tôn giáo như một nhu cầu chính đáng, tất yếu của một bộ phận nhân dân.

Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới

Cũng trong Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị năm 1990, lần đầu tiên khẳng định một quan điểm rất mới về tôn giáo, tín ngưỡng: đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.

buoc ngoat lon trong cong tac ton giao nhin tu nghi quyet so 24 hinh 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận cảm ơn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã ủng hộ Quỹ vắc xin 3,5 tỷ đồng.

Phải nhìn nhận được một cách khách quan một số những nhìn nhận còn chưa được chuẩn xác về tôn giáo trước kia phải thấy hết được tính đột phá của quan điểm ấy. GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo- từng có bài viết phân tích khá cặn kẽ về điều này trong đó nhận định: Có thể thấy, một thời gian dài, kể cả sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, trong hệ thống XHCN, quan điểm “tả” khuynh về tôn giáo vẫn còn tồn tại; thường nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo với CNXH; tập trung chủ yếu vào sự đối lập về hệ tư tưởng; xem xét bản chất tôn giáo một cách thiên lệch, bằng cách cắt xén phiến diện mệnh đề của C.Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ở nước ta, vào thời kỳ đó, ảnh hưởng của quan điểm trên cũng khá nặng nề, ít nhiều hạn chế việc thực hiện đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. 

Nhiều nhà nghiên cứu cũng khẳng định, với việc ghi nhận “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, lần đầu tiên, trong văn kiện của Đảng khẳng định sự cảm thông, chia sẻ với những người có đức tin, không đối lập về mặt ý thức hệ để thừa nhận lý tưởng, đạo đức của tôn giáo có nhiều điểm tương đồng với lý tưởng, đạo đức XHCN. Đạo đức con người mới XHCN có những điểm khác biệt với đạo đức tôn giáo, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng như lòng thương người, bao dung, nhân văn, đức hy sinh, vị tha, tính thiện,... Sự đổi mới đó chứng tỏ bản lĩnh và sự trưởng thành của Đảng trong công tác lý luận nói chung và công tác tôn giáo nói riêng.

13 năm sau, đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003), quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.

Gần đây nhất, Đại hội XIII xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã hội”, khẳng định quan điểm: tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.

Quan điểm đổi mới, xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã hội” và những chủ trương, chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo đã đem lại hiệu quả tích cực. Theo TS.Nguyễn Văn Thanh- Trưởng ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chủ trương trên cùng với chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo không chỉ phát triển về cơ sở vật chất, số lượng tín đồ, các sinh hoạt tôn giáo tổ chức trang trọng (trong đó có những sự kiện mang tầm quốc tế) mà còn khích lệ được các tôn giáo cùng tín đồ tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội.

Gần đây nhất đại dịch COVID-19 một lần nữa là minh chứng cho thấy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo đã một lần nữa được khẳng định trong đời sống xã hội, khi hàng nghìn tu sĩ, tín đồ đã tình nguyện đến các bệnh viện hỗ trợ y tế, chăm sóc bệnh nhân COVID. Các tổ chức tôn giáo đã ủng hộ bằng tiền, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế trị giá hàng nghìn tỷ đồng để cùng Chính phủ và xã hội chung tay phòng chống dịch. Các tổ chức tôn giáo đã ủng hộ tiền và thiết bị y tế để phòng chống dịch.  Riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 đã ủng hộ 2 tỉ đồng cho Quỹ phòng, chống COVID-19 qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 3,5 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin của Chính phủ; 135 tỉ đồng cho quỹ vắc xin qua MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo cũng ủng hộ nhiều thiết bị y tế. Tổng trị giá ước tính 382,5 tỉ đồng…

Tôn giáo đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nguồn lực góp phần vào quá trình phát triển đất nước. Và các tổ chức tôn giáo sẽ còn phát huy tốt hơn vai trò của mình trong quá trình gắn bó, đồng hành cùng dân tộc chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

Hồng Sâm

Bình Luận
 
 
Tin mới
Ông Donald Trump được hoãn xét xử vô thời hạn trong vụ án tài liệu mật

(CLO) Phiên tòa xét xử ông Donald Trump ở Florida với cáo buộc cất giữ trái phép tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở đã bị hoãn vô thời hạn, theo một thẩm phán đã quyết định hôm thứ Ba.

Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập

(CLO) Để thu hút người học, Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng đã lập ra các phòng, ban trực thuộc, nhưng lấy tên gọi là "viện đào tạo", khiến cho nhiều người học nhầm lẫn đây là các viện có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động riêng biệt theo quy định.

Một công ty khác trong hệ sinh thái của

(CLO) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt đối với công ty CP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục vì nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Thái Lan tiếp tục chính sách miễn thị thực để kích cầu du lịch

(CLO) Nhằm thu hút khách quốc tế đến Thái Lan và kích cầu du lịch, chính phủ nước này tiếp tục gia hạn chính sách miễn thị thực kéo dài cho một số quốc gia.

Chỉ đạo khẩn vụ tai biến y khoa sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng

(CLO) Sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (số 871, đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM), bệnh nhân đã có dấu hiệu sốc phản vệ và được chuyển sang Bệnh viện Quân Y 175 hồi sức tích cực nhưng không qua khỏi.

Israel cắt tuyến đường viện trợ Rafah, 'đặt súng' lên bàn đàm phán

(CLO) Israel đã điều xe tăng và binh sĩ tới chiếm quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah, nơi có tuyến đường nối thành phố Rafah tới Ai Cập, một động thái giống như "đặt súng" lên bàn đàm phán ngừng bắn đang diễn ra tại Cairo.

Đoàn làm phim 'Quật mộ trùng ma' thắng lớn ở Baeksang

(CLO) Đoàn ê-kip làm phim "Quật mộ trùng ma" thắng lớn ở giải nữ chính, đạo diễn và nam diễn viên mới xuất sắc tại Lễ trao giải Baeksang diễn ra vào tối ngày 7/5.

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng

(CLO) Giá xuất khẩu lúa mì của Nga tiếp tục tăng trong tuần trước do điều kiện thời tiết bất ổn khiến dự báo sản lượng trong vụ mùa khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu khắc phục vụ sạt lở nghiêm trọng làm 3 công nhân tử vong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong; khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm.