Điều chỉnh kích thước chữ

“Chặn” tình trạng cán bộ Thanh tra nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ

(NB&CL) Chuyên gia pháp lý, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho rằng việc Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ sẽ góp phần “ngăn chặn” tình trạng cán bộ Thanh tra nhũng nhiễu đối tượng thanh tra...

Theo chuyên gia pháp lý, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, việc Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ với những quy định chặt chẽ hơn trước đây, sẽ góp phần “ngăn chặn” tình trạng cán bộ Thanh tra nhũng nhiễu đối tượng thanh tra, cũng như phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ chính những cơ quan “cầm cân nảy mực” trong thực thi pháp luật.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa ký Quyết định số 465/QĐ- TTCP ban hành quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Quy chế quy định về tổ chức, hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ; trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, thủ trưởng các Vụ, Cục chủ trì cuộc thanh tra; trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong tổ chức, hoạt động thanh tra; việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và các tổ chức, cá nhân liên quan. Quy chế áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ.

Theo phản ánh của dư luận, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dù hoạt động không có gì khuất tất nhưng cứ thấy lực lượng thanh tra xuống là lo lắng, “đứng ngồi không yên”.

chan tinh trang can bo thanh tra nhung nhieu phien ha trong giai quyet cong vu hinh 1

Có thực trạng cán bộ thanh tra nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ (ảnh minh họa).

Trước đó, trong chương trình Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV, tại nghị trường, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa nhận, có thực trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ, trong đó có cả cán bộ lĩnh vực thanh tra.

Dẫn ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cán bộ thanh tra còn “dễ dãi, giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra”, ông Đoàn Hồng Phong nói sẽ tiếp thu ý kiến, rà soát để sửa đổi quy định chặt chẽ hơn. Và đến nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã ký Quyết định 465 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ để khắc phục những bất cập mà qua thực tiễn đã cho thấy.

Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với chuyên gia pháp lý - Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường để làm rõ hơn về vấn đề này.

+ Thưa Tiến sĩ, Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Đáng lưu ý, trong quy chế này, đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, cấm cán bộ, công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Có thể thấy, việc quan hệ giao lưu ăn uống, giao lưu văn hóa được coi là truyền thống, văn hóa ngoại giao hiện nay. Cụ thể, khi đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thì đối tượng thanh tra đều có kế hoạch tiếp đón, trong đó có việc bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ và các hoạt động khác như tham quan, bố trí phương tiện hoặc thanh toán các chi phí di chuyển,... của Đoàn Thanh tra. Tuy nhiên, việc cán bộ thanh tra dễ dãi, giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra vẫn là thực trạng đáng lo ngại, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ thanh tra, dẫn đến mục đích của cuộc thanh tra không được đảm bảo, có thể gây ra sự tác động tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Khi kết luận thanh tra không khách quan, không chính xác thì không thể phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước; đồng thời, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước không cao.

Do đó, việc quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức thanh tra Chính phủ tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức được coi là quy định phù hợp, thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tạo ra sự công bằng, khách quan của hoạt động thanh tra. Theo đó, đoàn thanh tra phải vô tư, khách quan, trong sáng... trong mối quan hệ với đối tượng thanh tra như không nhờ đối tượng thanh tra đặt chỗ ăn, chỗ nghỉ, liên hệ phương tiện để di chuyển hoặc nhờ liên hệ sử dụng một số dịch vụ ở địa phương của đối tượng kiểm tra mà phải sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp để phục vụ hoạt động thanh tra, không tiếp cận để giới thiệu, gợi ý, gây phiền nhiễu, vòi vĩnh đối tượng thanh tra. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra cần hoạt động độc lập, công tâm, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra để đảm bảo hoạt động thanh tra diễn ra khách quan, đúng pháp luật.

chan tinh trang can bo thanh tra nhung nhieu phien ha trong giai quyet cong vu hinh 2

Chuyên gia pháp lý - Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường.

+ Trong Quyết định số 465 cũng nêu việc nghiêm cấm đối với hành vi không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng dự thảo Kết luận thanh tra để đe dọa đối tượng thanh tra. Dưới góc nhìn pháp lý, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của những quy định này đối với việc chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thanh tra?

- Có thể thấy, việc quy định nghiêm cấm đối với hành vi không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng dự thảo Kết luận Thanh tra để đe dọa đối tượng thanh tra là những quy định phù hợp với Luật thanh tra, nhằm đảm bảo sự khách quan, hạn chế, ngăn chặn tình trạng bao che cho sai phạm. Theo đó, cán bộ thanh tra là những người có hiểu biết pháp luật sâu sắc, do đó nếu cán bộ thanh tra vì những sự tiêu cực, không khách quan, để có những hành vi nhằm bao che, che giấu đối với sai phạm, hoặc đe dọa đối tượng thanh tra để vụ lợi cá nhân thì rõ ràng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, đi trái với nguyên tắc và mục đích của hoạt động thanh tra.

Về nguyên tắc, khi vụ việc có vi phạm hình sự thì cơ quan thanh tra phải chuyển cho cơ quan điều tra để làm rõ hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời, cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra không được lợi dụng vi phạm của đối tượng thanh tra để có hành vi vụ lợi cá nhân.

+ Theo quy chế, người còn nhiều nhất 12 tháng công tác là nghỉ chế độ hoặc có 2 cuộc thanh tra chậm quá 3 tháng sẽ không được phân công làm trưởng đoàn. Ông cho rằng, quy định này có phù hợp hay không?

- Theo quy chế này, Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm đề xuất số lượng, cơ cấu đoàn thanh tra, dự kiến trưởng đoàn và các thành viên. Đoàn có từ 5 đến 15 người thì bố trí 1-2 công chức, viên chức; từ 16 người trở lên thì có không quá 3 công chức.

Người còn ít nhất 12 tháng công tác là nghỉ chế độ; có hai cuộc thanh tra chậm quá ba tháng hoặc không chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ sẽ không được phân công làm trưởng đoàn. Khi làm việc với trường hợp bị thanh tra, cán bộ phải làm việc theo đoàn hoặc nhóm có ít nhất từ hai người trở lên. Nội dung làm việc phải thể hiện đầy đủ, trung thực bằng biên bản.

Có thể thấy quy định này là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo về mặt nhân sự trong hoạt động thanh tra có đủ điều kiện, thời gian và năng lực khi tiến hành hoạt động thanh tra, tránh trường hợp lợi dụng thời gian thanh tra để nhũng nhiễu, vòi vĩnh đối tượng thanh tra, gây áp lực đến đối tượng thanh tra. Hơn nữa, việc giới hạn hoạt động thanh tra cũng nhằm đảm bảo quá trình thanh tra được diễn ra khách quan, vô tư, không bị kéo dài, bị tác động bởi sự tiêu cực, không khách quan từ bên thứ ba.

+ Theo Tiến sĩ, cần tăng cường những cơ chế nào để công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục đạt được những kết quả khả quan, đặc biệt là chống tiêu cực trong chính các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật?

- Có thể thấy, ngoài việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ thì cần có sự giám sát hoạt động thanh tra trên thực tế, nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra; nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm bảo đảm thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh tra được phê duyệt. Trong đó, cần phải giám sát để ngăn chặn sự dễ dãi, giao lưu, ăn uống, tham nhũng, tiêu cực của Đoàn Thanh tra với đối tượng thanh tra. Nếu phát hiện sai phạm trong hoạt động thanh tra cần phải kịp thời xử lý để hạn chế những tiêu cực xảy ra, đảm bảo hoạt động thanh tra được diễn ra công khai, minh bạch và theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nói riêng và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung.

+ Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

Nguyễn Hường (Thực hiện)

Bình Luận
 
 
Tin mới
Triệt phá đường dây tội phạm rửa tiền, chuyển tiền trái phép quy mô lớn

(CLO) Ngày 27/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh thông tin, vừa triệt phá một đường rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với quy mô lớn.

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Công an cảnh báo

(CLO) Theo Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Bắt khẩn cấp đối tượng

(CLO) Để "đánh bóng”, tạo niềm tin, uy tín với các cá nhân, tổ chức, Trần Hữu Minh đã "nổ" là cán bộ Bộ Quốc phòng với cấp bậc Đại tá, hưởng lương Thiếu tướng và là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng; cán bộ Văn phòng Chính phủ; cán bộ Thanh tra Chính phủ,…

Triệt phá đường dây buôn ma túy liên tỉnh, thu giữ nhiều súng đạn

(CLO) Lê Huy Quỳnh trực tiếp mua ma túy từ Hà Nội về, sau đó chia nhỏ để tiêu thụ tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Mọi giao dịch mua, bán thông qua các trang mạng xã hội. Sau khi giao dịch hoàn thành, các đối tượng xóa mọi thông tin liên lạc.

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.