Điều chỉnh kích thước chữ

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội ngày càng đổi thay

(CLO) Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi hộ dân, 153 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện thuộc TP. Hà Nội có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng đang đổi thay từng ngày...

Năng động phát triển kinh tế

Theo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội), hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường và Dao) sinh sống tập trung. Trong đó, huyện Ba Vì có 7 xã, huyện Thạch Thất có 3 xã, huyện Quốc Oai có 2 xã, huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức mỗi huyện có 1 xã.

Không trồng rau, trồng lúa nhiều như các xã khác, vườn, ruộng của các gia đình ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì) trồng cây thuốc Nam. Gia đình ông Dương Kim Liên (thôn Yên Sơn) cũng vậy. Công việc hằng ngày của vợ chồng ông là chăm sóc cây thuốc với hàng trăm loại. Cây đến kỳ lấy củ, lấy quả, lấy lá, lấy vỏ… thì gia đình ông thu hái, sơ chế, phơi, sấy, bào chế thành các loại thuốc đắp, thuốc cao, thuốc sắc… mang đi khắp chợ phiên trong vùng để bán.

doi song dong bao dan toc thieu so o ha noi ngay cang doi thay hinh 1

Người dân thu hái cây thuốc nam, sơ chế, phơi, sấy, bào chế thành các loại thuốc đắp, thuốc cao, thuốc sắc…

Ông Liên cho biết, những năm gần đây, tập trung vào nghề thuốc, cuộc sống gia đình ông tươm tất hơn trước rất nhiều. Yên Sơn giờ không còn mấy hộ nghèo. Nhà nào cũng có “của ăn, của để”, nhà cửa khang trang.

Xã Ba Vì là địa phương duy nhất ở huyện Ba Vì có tới 98% dân số là người dân tộc Dao sinh sống tập trung tại 3 thôn với khoảng 550 hộ dân. Chủ tịch UBND xã Lăng Văn Hà nhẩm tính, toàn xã có hơn 300 hộ gia đình phát triển nghề làm thuốc Nam. Không chỉ phát triển quy mô hộ, người dân đã tập hợp, thành lập được 9 hợp tác xã thuốc Nam để đưa nghề truyền thống phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

doi song dong bao dan toc thieu so o ha noi ngay cang doi thay hinh 2

Người Dao ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì) bào chế thuốc Nam.

Hiện nay, cả 3 thôn của xã: Yên Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất đều đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề thuốc Nam truyền thống. Năm 2021, thu nhập bình quân của xã đã đạt 61 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm, chỉ còn 1,8%.

Đổi thay cũng đến với An Phú - xã duy nhất của huyện Mỹ Đức có đồng bào dân tộc Mường sinh sống tập trung, chiếm 68% dân số. Đến An Phú trong những ngày này gặp những cánh đồng sen bát ngát, tỏa hương ngào ngạt.

Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự cho biết, nằm trong “lòng chảo”, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang nên trước khi có cây sen, người dân An Phú chỉ trồng được mỗi năm 1 vụ lúa. Nghề phụ không có nên cái đói, cái nghèo vẫn bủa vây người dân.

Giờ đây, cả xã đã chuyển đổi được khoảng 178ha từ lúa sang sen, chủ yếu ở các thôn: Đức Dương, Đồng Văn, Đồi Dùng và một số vùng nhỏ lẻ như: Nam Hưng, Thanh Hà, Đồng Chiêm, Ái Nàng. Vừa đẹp, vừa cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân chuyển sang trồng sen ngày một nhiều. Ngoài thu hoạch hoa, lá, hạt, các hộ còn đầu tư cầu tre khắp đồng để du khách trải nghiệm, chụp ảnh, thêm nguồn thu nhập.

doi song dong bao dan toc thieu so o ha noi ngay cang doi thay hinh 3

Người dân xã An Phú (Mỹ Đức) có thu nhập cao hơn nhờ chuyển từ trồng lúa sang sen.

Tương tự, sự đổi thay tích cực cũng đang đến với nhiều xã dân tộc thiểu số khác như: Tiến Xuân, Yên Trung (huyện Thạch Thất), Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai)…

Nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Nội đã được Trung ương và thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế, qua đó, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Theo Phòng Kinh tế huyện Ba Vì, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, 7 xã khu vực miền núi của huyện Ba Vì: Yên Bài, Vân Hòa, Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Tản Lĩnh, Ba Trại đều được đầu tư hệ thống hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao và đều đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. 

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, xã Yên Bài (huyện Ba Vì) tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao nên rất cần nguồn vốn lớn để nâng cao chất lượng các tiêu chí, đặc biệt là hệ thống hạ tầng, giao thông, thủy lợi, trường học…

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, đến nay, cả 14 xã dân tộc miền núi của Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, nhiều công trình ở các xã dân tộc miền núi còn được xây dựng quy mô lớn hơn nhiều so với xã đồng bằng như: Giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học… bởi ở các xã này có quỹ đất lớn.

doi song dong bao dan toc thieu so o ha noi ngay cang doi thay hinh 4

Đổi thay ở xã nông thôn mới Yên Bài (Ba Vì).

Tuy nhiên, bên cạnh diện mạo mới từng ngày, khu vực dân tộc thiểu số của Thủ đô vẫn còn một số khó khăn. Đó là địa hình chủ yếu là đồi núi, cách xa trung tâm; dân cư sinh sống phân tán, dễ bị ảnh hưởng của thiên tai. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí, trình độ tổ chức sản xuất, kỹ năng lao động, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của một bộ phận còn hạn chế... Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các xã này so với các địa phương khác còn cao.

Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự cho biết, do địa hình lòng chảo nên việc sản xuất nông nghiệp của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vụ xuân 2022, toàn xã cấy được 446ha, đạt 100% kế hoạch nhưng do ảnh hưởng của lũ tiểu mãn cuối tháng 5 đã làm thiệt hại và mất trắng 70ha ở các thôn: Đồng Chiêm, Ái Nàng, Nam Hưng, Thanh Hà. 

Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân khu vực 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô, ông Trần Sỹ Tiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) đề xuất, các cấp, các ngành chức năng cần ưu tiên bố trí nguồn lực và có chính sách đặc thù để triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, thành phố sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và chi phí quản lý dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, phát triển làng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, thành phố cũng cần bổ sung các nguồn vốn vay như vốn vay giải quyết việc làm, vay hỗ trợ sản xuất, vay xuất khẩu lao động để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong xây dựng nông thôn mới...

Nguyễn Mai

Bình Luận
 
 
Tin mới
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

(CLO) Chiều 4/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024, có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Nhiều sao bóng rổ tranh tài tại giải

(CLO) Sáng 4/5, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng rổ 3x3 Hà Nội mở rộng lần thứ V năm 2024 – "3x3 Hanoi Open Cup 2024.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phân lập được thành phần chống lão hóa trong máu của chuột non, giúp con chuột trong nghiên cứu của họ sống tới 1.266 ngày, tương đương với 120 - 130 tuổi ở con người.

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.