Điều chỉnh kích thước chữ

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực ĐBSCL vươn lên làm giàu

(CLO) Hội thảo triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 vùng ĐBSCL vừa diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững cho khu vực này.

Ngày 5/4, tại tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

ho tro dong bao dan toc thieu so khu vuc dbscl vuon len lam giau hinh 1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo

Các tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội thảo đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác dân tộc và chính sách dân tộc cũng như những khó khăn, thách thức trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn vùng đồng bào DTTS.

Thông qua Hội thảo, những định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc và giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của Chương trình MTQG tiếp tục được đặt ra.

Các tham luận đã xác định rõ những giải pháp đặc thù trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và các chương trình MTQG trên địa bàn các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025 nói riêng. Bên cạnh đó là công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát; việc lồng ghép nguồn lực của địa phương cũng được nhiều đại biểu đề cập.

Hội thảo cũng làm rõ bên cạnh việc củng cố hạ tầng thiết yếu thì phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh trong khu vực cần quan tâm nhiều hơn tới việc đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, chăm lo đời sống tinh thần của người dân đi cùng với hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh để đồng bào DTTS vươn lên làm giàu chính đáng.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, công tác chuẩn bị đầu tư, tiến độ xây dựng các cơ chế, chính sách để phục vụ triển khai có hiệu quả Chương trình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã cơ bản hoàn tất. Ủy ban Dân tộc đã thể hiện quyết tâm cao để Chương trình nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho rằng, các địa phương cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS sinh sống; chú trọng phát huy dân chủ, phát huy tối đa vai trò chủ thể của đồng bào DTTS và cộng đồng tham gia trực tiếp thực hiện, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

“Cùng với việc hỗ trợ của Trung ương, các địa phương cần chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình MTQG trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân”, ông Nguyễn Lâm Thành nêu ý kiến.

ho tro dong bao dan toc thieu so khu vuc dbscl vuon len lam giau hinh 2

Các đại biểu tham dự và chủ trì Hội thảo

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào DTTS; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển, do vậy cần có ưu tiên để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

“Ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các chính sách liên quan trực tiếp đến Chương trình, cần tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách về đầu tư, doanh nghiệp, đầu tư công, quy hoạch… để bổ trợ, xác định ưu tiên thu hút, huy động nguồn lực đầu tư trên địa bàn đồng bào DTTS sinh sống”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về dân tộc trên địa bàn tỉnh, qua đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tiếp tục chuyển biến tích cực.

Ông Lâm Văn Mẫn tin tưởng rằng, thông qua Hội thảo, trên cơ sở làm rõ định hướng, giải pháp, cùng với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL sẽ đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS.

Ý kiến của ông Lâm Văn Mẫn cũng là chia sẻ chung của lãnh đạo các tỉnh khu vực ĐBSCL, đó là sự quyết tâm, một niềm tin vào một giai đoạn phát triển mới.

ho tro dong bao dan toc thieu so khu vuc dbscl vuon len lam giau hinh 3

Ban Tổ chức Hội thảo tặng quà cho các hộ DTTS nghèo ở các địa phương vùng ĐBSCL

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa vô cùng to lớn, vừa góp phần kích thích cung cầu, tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa mang ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, đặc biệt là đối với các đối tượng yếu thế, các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa.

Với tinh thần trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần đánh giá công việc đã làm được, nhận diện những khó khăn, vướng mắc và đề ra định hướng, giải pháp, bảo đảm đúng nội dung, đối tượng, tiến độ, đạt được kết quả thực hiện theo kế hoạch năm 2022 và trong mục tiêu kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Hà Nội: Nhiều mô hình hay không để lãng phí, hoang hóa đất ruộng

(CLO) Việc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân liên kết, tích tụ ruộng đất, triển khai các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi khép kín đã giúp khắc phục hoang hóa đất ruộng.