Điều chỉnh kích thước chữ

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Ninh Thuận

(CLO) Sau 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh, Ninh Thuận đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó củng cố thêm niềm tin, sự đồng thuận của bà con đối với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Từ những năm nghèo đói…

Tỉnh Ninh Thuận với đặc thù là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc, trong đó có một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi như: Dân tộc Raglai, K’Ho và Chu Ru... Theo thống kê, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 32 dân tộc thiểu số sinh sống, với trên 144.200 người, chiếm 24,4% tổng dân số của tỉnh.

khoi sac vung dong bao dan toc thieu so va mien nui ninh thuan hinh 1

Trung tâm huyện Bác Ái - Ninh Thuận

30 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh (tháng 4/1992), tỉnh Ninh Thuận có nhiều chủ trương, chính sách triển khai kịp thời, hiệu quả đã mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Trong những năm chiến tranh, các dân tộc thiểu số cũng luôn phát huy và nêu cao truyền thống yêu nước, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng. Ngày nay, với tinh thần đoàn kết, bà con hăng hái thi đua lao động sản xuất, sáng tạo trong làm kinh tế, hòa cùng nhịp sống mới với các dân tộc anh em trong toàn tỉnh.

Tỉnh Ninh Thuận có 6 huyện và 1 thành phố, trong đó, huyện Bác Ái thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tuy nhiên, tại các huyện khác, đời sống bà con trước đây cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm tỉnh mới tái lập, bà con dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, đời sống kinh tế chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, điều kiện canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên.

Hình thức sản xuất tự cung, tự cấp còn khá phổ biến, dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn, thường xuyên thiếu đói giáp hạt. Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đến trung tâm các xã miền núi đều là đường đất, thường xuyên bị chia cắt, đi lại rất khó khăn. Hầu hết các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt chưa được đầu tư, cơ sở giáo dục còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, trang thiết bị y tế lạc hậu, đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu.

Sau ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp của tỉnh Ninh Thuận đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân tộc. Cùng với sự nỗ lực chung của đại gia đình các dân tộc anh em trong tỉnh, đến nay kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Ninh Thuận có bước phát triển đáng kể và tương đối toàn diện trên các mặt.

Chính sách dân tộc đang “ngấm” vào cuộc sống

Giờ đây, các xã miền núi ở Ninh Thuận được đầu tư khá hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số thôn có điện lưới quốc gia, trên 83% hộ dân được sử dụng nước sạch. 

khoi sac vung dong bao dan toc thieu so va mien nui ninh thuan hinh 2

Đồng bào Raglai ở xã Phước Thắng, huyện Bác Ái được sử dụng nước sạch sinh hoạt

Giáo dục miền núi không ngừng được phát triển, các thôn, xã đều có cơ sở nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số đều có trường THPT, đội ngũ giáo viên từ chỗ thiếu, yếu, đã ổn định về số lượng, phần lớn đã được chuẩn hóa, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, các huyện miền núi đều có bệnh viện đa khoa khu vực, tất cả các xã đều có trạm y tế.

Tại huyện Thuận Bắc, nơi có gần 70% người Chăm và Raglai sinh sống, hệ thống điện, đường, trường, trạm… được đầu tư xây dựng bao phủ rộng khắp từ vùng đồng bằng đến miền núi.

Ông Đặng Ngọc Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc cho biết: Nhờ thụ hưởng các chính sách dân tộc, địa phương đang từng ngày thay da, đổi thịt. Từ kinh phí phân bổ của trung ương, của tỉnh, huyện tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi, diện tích gieo trồng mùa vụ đảm bảo nước tưới được tăng lên, quá trình chuyển đổi cây trồng đạt nhiều kết quả tích cực, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế có giá trị.

Tiêu biểu như hộ anh Mang Trưởng, ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, nhờ được hỗ trợ, anh mạnh dạn chuyển 1 sào đất lúa sang trồng măng tây xanh từ 3 năm nay, nhờ đó vươn lên thoát nghèo. Đến nay, thu nhập khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Thuận Bắc đạt trên 22 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm.

Tại các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước… đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng có bước phát triển mới. Thông qua thực hiện Chương trình 135, Chương trình 30a của Chính phủ và nhiều chương trình khác, các địa phương tập trung hỗ trợ, xây dựng các dự án, đề án phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo.

Hiện tại, có thể kể đến một số mô hình nổi bật như: Mô hình trồng bắp lai, mì cao sản, các loại cây ăn quả, thực hiện có hiệu quả 19 cánh đồng lúa lớn, măng tây xanh, bắp lai… với diện tích gần 2.500 ha ở các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

khoi sac vung dong bao dan toc thieu so va mien nui ninh thuan hinh 3

Mô hình chăn nuôi dê vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao được phát triển mạnh ở vùng đồng bào Chăm xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

Cùng với đó, chủ trương phát triển tổng đàn gia súc có sừng theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ cũng được quan tâm, chú trọng, với tổng đàn hiện có khoảng 300.000 con. Đặc biệt, các hộ nằm trong diện hưởng lợi từ chương trình, dự án đã thành lập các tổ nhóm, liên kết chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đưa giá trị sản phẩm vật nuôi được nâng lên đáng kể, trở thành hướng đi chủ lực trong việc nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, trong mấy năm qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hiện còn 14,46% (giảm 15,54% so với năm 2010), bình quân hàng năm giảm 3-4%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 30,4 triệu đồng cuối năm 2021, tăng 23,4 triệu đồng so với năm 2010. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.

Qua 30 năm xây dựng và phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi ở Ninh Thuận đã thực sự thay đổi, khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên, ngày càng củng cố thêm niềm tin, sự đồng thuận của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Ra mắt

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Bộ VHTT&DL tổ chức tổng điều tra tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nước

(CLO) Hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ban hành Quyết định số 1177/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch.

Hà Nội: Mở rộng thí điểm vé liên thông đa phương thức cho vận tải công cộng

(CLO) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.Hà Nội vừa tiếp tục mở rộng thí điểm hệ thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng với nhiều tuyến xe buýt trên địa bàn.

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Ngày 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu, đã đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

Cục Hàng không Việt Nam nói gì về việc giá vé máy bay tăng 'sốc'?

(CLO) Đánh giá của Cục Hàng không, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.