Điều chỉnh kích thước chữ

Làn gió mới để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

(CLO) Những chính sách mới trong công tác dân tộc được kỳ vọng sẽ là “làn gió mới” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước ta.

Công tác dân tộc - vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ XI khẳng định “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “Đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta”.

lan gio moi de dong bao dan toc thieu so va mien nui phat trien hinh 1

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang được đào tạo nghề mây tre đan. Ảnh: Khánh Toàn

Trước đó, ngày 12/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW về Công tác dân tộc, trong đó nêu rõ “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam…”

Cụ thể hóa Nghị quyết 24-NQ/TW, các chính sách dân tộc đã được ban hành bao quát trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, y tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học và công nghệ… đồng thời đã thu hút lượng lớn nhân lực, nguồn lực tài chính trong nước, cũng như các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ nước ngoài đầu tư phát triển cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Có thể nói, Nghị quyết 24-NQ/TW đã làm chuyển biến tích cực, cơ bản về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội về công tác dân tộc, góp phần cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có những chuyển biến quan trọng trong phát triển KT-XH.

Trong đó, một trong những kết quả nổi bật nhất là đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số đã được cải thiện một bước: Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4% năm (một số tỉnh đạt tỷ lệ giảm nghèo khá cao như: Yên Bái 7,66%, Thanh Hóa 6,31%, Gia Lai 6,25%, Đắk Lắk 6,51%, Khánh Hòa 9,0%).

Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng; giải quyết cơ bản vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều tiêu cực xã hội được đẩy lùi; chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã từng bước tiếp cận những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Con em người dân tộc thiểu số đã được đào tạo thành công nhân kỹ thuật, cán bộ khoa học, doanh nhân và nhà quản lý giỏi; tình hình chính trị, xã hội ổn định, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

Còn đó nguy cơ tụt hậu

Tuy nhiên, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm.

lan gio moi de dong bao dan toc thieu so va mien nui phat trien hinh 2

Ngân hàng Chính sách xã hội mang nguồn vốn đến với bà con hộ nghèo dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế. Ảnh: TL

So với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Do xuất phát điểm thấp nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững; vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của các nước, hộ nghèo dần dần chỉ còn là hộ người dân tộc thiểu số và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Đặc biệt, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư ngày càng lớn. Đối tượng nghèo của Việt Nam đang diễn biến theo hướng tập trung vào dân tộc thiểu số. Chỉ tính riêng giai đoạn 2014 - 2017, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số mỗi năm tăng thêm 67 nghìn hộ. Một số nhóm dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo cao như: Co, Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mông và Xơ Đăng. Cá biệt có những nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo rất cao là: La Hủ 83,9%, Mảng 79,5%, Chứt 75,3%, Ơ Đu 66,3%...

Đáng lo ngại là tỷ lệ dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,7% dân số nhưng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số tính trên tổng số hộ nghèo cả nước năm 2015 là 45,25%, năm 2016: 48,22%, năm 2017 là 52,66%, năm 2018: 55,27%, năm 2020: 61,29%; cao hơn 3-4 lần so với tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số và có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 9,88% trong khi tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi Tây Bắc là 34,52% (gấp 3,45 lần bình quân cả nước). Con số này ở miền núi Đông Bắc cũng là 20,74% (gấp 2 lần bình quân cả nước), ở Tây Nguyên: 17,14% (gấp hơn 1,7 lần bình quân cả nước).

lan gio moi de dong bao dan toc thieu so va mien nui phat trien hinh 3

Các cô gái dân tộc Cơ Tu trong trang phục truyền thống

Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 5,23% nhưng tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi Tây Bắc cao đến 24,23% (gấp 4,6 lần); miền núi Đông Bắc: 12,08% (gấp 2,3 lần bình quân cả nước), Tây Nguyên: 10,36 % (gấp hơn 1,98 lần bình quân cả nước).

Bên cạnh đó, số hộ dân tộc thiểu số di cư tự phát cần sắp xếp, bố trí ổn định dân cư: 12.976 hộ; số hộ thiếu đất sản xuất, cần hỗ trợ: 82.893 hộ; số hộ thiếu đất ở, cần hỗ trợ: 58.123 hộ; số hộ thiếu nước sinh hoạt, cần hỗ trợ: 223.449 hộ

Kỳ vọng những "luồng gió mới”

Trước yêu cầu phát triển đất nước và vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới với quan điểm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đảng ta đã xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị; phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh vượng; công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị...

Thực hiện Kết  luận số 65-KL/TW, Quốc hội Khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt  Đề án Tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn một 2021-2025 với mục tiêu hết năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch.

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%… 

lan gio moi de dong bao dan toc thieu so va mien nui phat trien hinh 4

TS Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trong một chuyến điền dã về với đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai để thực hiện dự án bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số. Ảnh: NVCC

Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

Với quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, hợp sức của đồng bào, tin tưởng rằng việc triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới sẽ như luồng gió mới làm thay đổi cơ bản đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời kỳ hội nhập.

Đinh Xuân Thắng

Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Ủy ban Dân tộc

Bình Luận
 
 
Tin mới
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

(CLO) Việc phạt nguội xe máy góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn là cần thiết nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

(CLO) Alphabet - công ty mẹ của Google - vừa công bố thu nhập vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên năm 2024, cùng với đó là chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD.