Điều chỉnh kích thước chữ

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

(CLO) Ngày 3/11, tại Lạng Sơn đã diễn ra Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Hội thảo do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức.

Lạng Sơn có nhiều dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông… Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang bản sắc đặc trưng của từng dân tộc.

Tuy nhiên, một thực trạng chung hiện nay, do sự phát triển nhanh của xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thị hiếu thẩm mỹ, một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số đã thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng trang phục phổ thông, đặc biệt là ở lớp trẻ. Đặc biệt hiện nay, các làng nghề dệt thổ cẩm còn rất ít, các nghệ nhân biết dệt và may trang phục truyền thống ngày càng mai một; trang phục truyền thống bị pha tạp nhiều cả về chất liệu và kiểu dáng, khó phân biệt được trang phục của dân tộc nào…

lang son bao ton va phat huy gia tri trang phuc truyen thong cac dan toc thieu so tren dia ban tinh hinh 1

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: baotintuc.vn

Trước thực trạng đó, Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” nhằm tập trung nghiên cứu vai trò, vị trí của trang phục truyền thống trong đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đồng thời, chỉ ra những nét đặc trưng, tiêu biểu trong trang phục truyền thống của từng dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; những biến đổi, nguyên nhân biến đổi trang phục và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng; tồn tại, hạn chế và những vấn đề nổi cộm, cấp bách trong việc bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận đóng góp ý kiến nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ tại địa phương ở hiện tại và tương lai.

Để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội, theo Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Lạng Sơn, Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, trước tiên cần tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy giá trị văn hóa trang phục của các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ người tiêu biểu có uy tín, già làng, trưởng bản để tạo sự đồng thuận về giá trị trang phục.

lang son bao ton va phat huy gia tri trang phuc truyen thong cac dan toc thieu so tren dia ban tinh hinh 2

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn Phan Văn Hòa phát biểu. Ảnh: baotintuc.vn

Cùng với đó, Tiến sĩ Hoàng Văn Páo đề xuất cần nghiên cứu, rà soát, thống kê trang phục của từng dân tộc, từng địa phương; xác định trang phục nào còn phù hợp, đánh giá hiệu quả và tính bền vững; với điều kiện cụ thể từng địa phương, phù hợp với trang phục của tộc người; có giải pháp đầu tư tương xứng để khôi phục một số ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, vải chàm và nghiên cứu một cách đồng bộ giá trị văn hóa trang phục để đưa vào hệ thống dữ liệu di sản văn hóa…

Tại Hội thảo đã có gần 30 tham luận của các đại biểu là nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn đóng góp ý kiến tập trung vào hai chủ đề: “Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn: Nhận diện - tập quán - giá trị bản sắc”“Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.

Hội thảo là cơ sở để Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham mưu đề xuất phương hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

BV

Bình Luận
 
 
Tin mới
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên (Dự án). Dự án có chiều dài tuyến khoảng 65km.

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo phục vụ lễ khánh thành

(CLO) Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc điều tiết giao thông phục vụ lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Kiên Giang thực hiện

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Ninh Bình: 600 vận động viên tham gia Giải đạp xe Vì môi trường xanh

(CLO) Sáng nay, ngày 27/4/2024, tại Khu du lịch Đảo Khê Cốc (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư) đã diễn ra Giải đạp xe "Vì môi trường xanh".

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.