Điều chỉnh kích thước chữ

Nghệ nhân Bh’ling Hạnh - Cây đại thụ của người Cơ Tu ở Công Dồn

(CLO) Dù đã cao tuổi, nhưng hàng ngày, nghệ nhân Bh’ling Hạnh vẫn dành phần lớn thời gian truyền dạy những giá trị, bản sắc văn hóa của người Cơ Tu cho thế hệ mai sau và góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở thôn Công Dồn.

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Bh’ling Hạnh là người dân tộc Cơ Tu, sinh ra và lớn lên ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam). Ông tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Sau ngày giải phóng, ông tham gia công tác trong ngành y, tư pháp rồi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Zuôih 10 năm liền.

nghe nhan bhling hanh  cay dai thu cua nguoi co tu o cong don hinh 1

Nghệ nhân Bh’ling Hạnh dạy lớp trẻ điệu múa tâng tung

Là người am hiểu và say mê văn hóa truyền thống Cơ Tu, trong suốt những năm công tác, nghệ nhân Bh’ling Hạnh cùng đội cồng chiêng thôn Công Dồn đã tham gia biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Khi về hưu, ông lại càng có nhiều thời gian để đắm mình trong văn hóa truyền thống. Ông luôn mong muốn, bản sắc văn hóa của người Cơ Tu được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau, nên đã bỏ nhiều công sức sưu tầm, chỉ dạy và truyền lửa đam mê cho lớp trẻ.

Trong ngôi nhà nhỏ của mình, nghệ nhân Bh’ling Hạnh dành riêng một gian chính giữa để gìn giữ những vật dụng, nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu như cồng chiêng, đàn Abel, khèn bơ rét, ché cổ…

Theo nghệ nhân Bh’ling Hạnh, cồng chiêng trong đời sống của người Cơ Tu là một loại hình âm nhạc, văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Với người Cơ Tu, cồng chiêng không chỉ là niềm kiêu hãnh, mà còn là thứ ngôn ngữ kết nối con người với thế giới siêu nhiên.

Tuy nhiên, gần đây lớp trẻ đang có xu hướng dần rời xa những thanh âm cồng chiêng truyền thống, ông Bh’ling Hạnh đã cùng với các già làng, nghệ nhân giàu tâm huyết bỏ công lập nên đội cồng chiêng nhí. Để từ đó, ngày ngày, họ kiên trì tiếp lửa cồng chiêng cho các em, với mong muốn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Gần 3 năm nay, đội cồng chiêng nhí thôn Công Dồn, xã Zuôih được thành lập. Hàng ngày, sau những giờ học tập tại trường, 20 thành viên độ tuổi 9 đến 10 tuổi của thôn lại tập trung tại nhà Gươl để già làng, nghệ nhân hướng dẫn các động tác múa, nhảy theo nhịp điệu đúng với bản sắc của đồng bào Cơ Tu.

Nghệ nhân Bh’ling Hạnh cho biết, các cháu hầu hết là những người yêu thích điệu "Tâng tung, da dá" (một làn điệu dân ca dân vũ của dân tộc Cơ Tu) nên được gia đình đăng ký vào đội múa thiếu nhi. Theo ông Bh’ling Hạnh, khó khăn nhất khi hướng dẫn các em là việc giữ được thần thái từ khuôn mặt cho đến cử chỉ trong từng bài khác nhau. Với em gái thì vừa múa dẻo vừa vui tươi, đối với em trai thì vừa oai hùng vừa rắn rỏi… “Những cái khó đó, bản thân mình thấu hiểu, nên đã tận tình chỉ bảo các cháu trong từng động tác sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất”, nghệ nhân Bh’ling Hạnh nói.

Ông Bling Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Zuôih cho biết, không chỉ am hiểu những phong tục truyền thống của đồng bào địa phương, ông Hạnh còn sưu tầm, sáng tác, cải biên những làn điệu, điệu múa phù hợp nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đồng bào mình. Với những đóng góp cho văn hóa Cơ Tu, năm 2019, Bh’ling Hạnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Lan tỏa uy tín người già làng

Là người cao tuổi có uy tín, nghệ nhân Bh’ling Hạnh chính là người chủ trì các hoạt động quan trọng nhất của thôn như trồng cây nêu, chủ trì các buổi lễ trọng. Thôn văn hóa Công Dồn có 403 hộ với hơn 1.780 nhân khẩu, 100% là đồng bào Cơ Tu nhưng đồng bào ở thôn đều xem Bh’ling Hạnh là vị già làng mẫu mực, là Người có uy tín trong cộng đồng người Cơ Tu tại địa phương.

Hiện nay, nghệ nhân Bh’ling Hạnh đã bước sang tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn thường xuyên phối hợp với Ban Công tác Mặt trận thôn đi đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông vận động nhân dân trong thôn nhiệt tình ủng hộ, hiến đất làm đường, tự nguyện góp tiền làm các tuyến đường bê tông trong thôn và xây dựng nhà văn hóa…

nghe nhan bhling hanh  cay dai thu cua nguoi co tu o cong don hinh 2

Nghệ nhân Bhling Hạnh (giữa) với nghi thức chọn đất lập làng bằng lửa và cây đót

Để huy động người dân Cơ Tu tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, già làng Bh’ling Hạnh có phương pháp riêng trong công tác vận động, tuyên truyền. Ngoài những buổi họp dân, ông tranh thủ trò chuyện với bà con thông qua những bữa cơm thân mật tại nhà Gươl trong các lễ hội truyền thống của bản hoặc Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Nghe theo lời vận động của già làng Bhling Hạnh, đến nay, số hộ khá, giàu trong thôn Công Dồn ngày một tăng.

Nhờ vai trò của già làng Bh’ling Hạnh và cấp ủy thôn, nên nhiều năm liền, làng Công Dồn không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan bị đẩy lùi. Công Dồn là thôn đầu tiên hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Giang. Nhiều năm liền, Công Dồn đạt danh hiệu làng văn hóa, nhiều hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Nhân dân trong thôn đánh giá nghệ nhân Bh’ling Hạnh là cây đại thụ của làng, được dân làng Công Dồn quý mến, suy tôn làm già làng vào năm 2015. Một lời nói của già làng Bh’ling Hạnh có sức lan tỏa lớn và được tất cả mọi người nghe theo. Sự đổi thay, khởi sắc của vùng đất này đều có sự đóng góp của già làng Bh’ling Hạnh.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Phát hiện loạt sai phạm tại các gói thầu do Sở GD&ĐT và Y tế Quảng Nam làm chủ đầu tư

(CLO) Loạt sai phạm trong mua sắm trang thiết bị dạy học và học ngoại ngữ liên quan đến Công ty AIC tại tỉnh Quảng Nam được chuyển sang cơ quan điều tra.

Bắt nguyên chủ tịch UBND xã tại Quảng Bình

(CLO) Ông Đàm Xuân Vinh – Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Quảng Châu, nguyên Chủ tịch UBND xã Quảng Châu trực tiếp ký vào các hoá đơn thu tiền nộp từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán 02 hạng mục công trình xây dựng mà không thi công do kế toán xã lập khống, để chiếm đoạt tiền ngân sách.

Khẩn trương xem xét trách nhiệm chủ đầu tư Trường quốc tế Mỹ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của học sinh

(CLO) Ngày 29/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).

Việc khen thưởng không làm theo hình thức mà phải đúng người, đúng thời điểm, tạo sức lan tỏa trong xã hội

(CLO) Ngày 29/3, tại thành phố Quy Nhơn, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Hà Nội quản lý chặt chẽ quảng cáo ngoài trời và dịch vụ karaoke

(CLO) Công tác tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh, gắn liền với việc tập huấn, hướng dẫn để bảo đảm sự thống nhất trong công tác kiểm tra, giám sát về quảng cáo, biển hiệu, kinh doanh dịch vụ karaoke…

Kon Tum: Nữ sinh lớp 10 bị một nhóm nữ sinh lạ mặt hành hung trong ký túc xá

(CLO) Một nhóm nữ sinh lạ mặt xông vào khu ký túc của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei (Kon Tum) hành hung một nữ sinh lớp 10. Sau khi bị đánh, nữ sinh này đã có ảnh hưởng nhiều về tâm lý.

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Bóng đá Brazil - Việt Nam, tặng vé xem pháo hoa cho du khách

(CLO) Ngày 29/3, Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức công bố Chương trình kích cầu và thu hút khách du lịch với chủ đề Enjoy Danang 2024 - Tận hưởng Đà Nẵng 2024, với các sản phẩm sự kiện, lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch ban đêm, du lịch cưới và du lịch MICE đặc sắc.

Ấn tượng Lễ hội văn hóa Việt Nam - Nhật Bản 2024

(CLO) Lễ hội văn hóa Việt Nam - Nhật Bản 2024 là chương trình thường niên được tổ chức bởi Đại học Đông Á, với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc.

TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

(CLO) Văn phòng UBND TP HCM đã có Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp nghe báo cáo chuyên đề về nhà ở xã hội (NOXH).