Điều chỉnh kích thước chữ

Ngôi làng 3 nước đặc biệt nhất Tây Nguyên

(NB&CL) Xa xưa, người Brâu thường cư trú trên địa bàn Đông Nam nước Lào, Đông Bắc nước Campuchia và một phần ít ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).

Trải qua bao cuộc li tán, người Brâu đã về tập trung sống tại thôn Đăk Mế nên người dân thường nói thôn Đắk Mế là làng 3 nước, ngôi làng đặc biệt nhất Tây Nguyên.

Niềm vui nhập tịch ở làng 3 nước

Làng 3 nước là ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu (một trong những dân tộc rất ít người) nằm ở ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam - Lào - Campuchia). Đây cũng là ngôi làng nơi một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe. Tại thôn Đăk Mế hiện có hơn 160 hộ người Brâu, với khoảng gần 600 khẩu, sống chung với một số đồng bào khác như Xê Đăng, Ba Na.

ngoi lang 3 nuoc dac biet nhat tay nguyen hinh 1

Chia sẻ với PV, ông Thao La (trú tại thôn Đăk Mế, xã Bờ Y) - một trong những người Brâu đầu tiên đặt chân đến thôn Đắk Mế cho biết: “Mẹ tôi là người gốc Campuchia, bố là người Lào. Tôi được sinh ra và lớn lên tại thôn Đăk Mít (huyện Ta Veaeng Leu, Ratanakiri, Campuchia). Nhưng rồi chiến tranh, cháy làng, nạn diệt chủng Pol Pot buộc làng của tôi phải chia nhau đi sống tại các vùng trên khu vực biên giới 3 nước”. 

“Năm 1975, khi mà Pol Pot hoạt động mạnh ở Campuchia cũng là lúc người Brâu di tản mạnh nhất. Lúc ấy, bộ đội tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã tạo mọi điều kiện cho nhân dân tạm cư, lánh nạn. Cũng từ đó, bà con Brâu đã lập làng, phát làm nương rẫy, ổn định và hình thành nên thôn Đăk Mế”, ông Thao La nhớ lại.

Trước đó, mặc dù đã sống như người Việt Nam nhưng những người Lào vẫn bị gọi là người di cư tự do. Bà con còn bị hạn chế nhiều chế độ, chính sách, kết hôn ngoài giá thú, không có hộ khẩu và chứng minh nhân dân… Sau những năm lưu lạc ở các nước trên vùng ngã 3 biên giới, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, cuộc sống của đồng bào Brâu nơi đây đã có nhiều thay đổi, dần ổn định nơi ngã ba biên giới.

Những năm gần đây, người Brâu càng vui mừng, phấn khởi hơn khi họ đã được nhập quốc tịch Việt Nam, được đón một cái tết cổ truyền với tư cách công dân Việt Nam. Việc họ được nhập tịch Việt Nam là một niềm vui lớn. Niềm vui ấy càng có ý nghĩa hơn khi các thế hệ con cháu sau này chính thức được hưởng các chính sách của nước Việt Nam, được khai sinh, đến trường và khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

ngoi lang 3 nuoc dac biet nhat tay nguyen hinh 2

Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự giúp sức của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, gia đình ông Thao La đã biết trồng các loại cây chủ lực mang lại kinh tế cao như cà phê, cao su, lúa nếp…

Chị Y Điếc (người dân tộc Brâu) bộc bạch nói: “Nhiều năm qua, người ta vẫn gọi mình là người Lào dù mình sống ở đây cũng lâu rồi. Qua đây, mình sống và sinh hoạt như người Việt Nam, nhưng mình không có quốc tịch, không có chứng minh thư, hộ khẩu. Năm 2020, nhờ ơn Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, làm giấy tờ cho mình, rồi mình được nhập tịch, mình vui lắm”.

“Nhiều năm nay gia đình mình cũng đón tết cổ truyền như mọi người, gói bánh chưng bằng nếp cẩm rồi ngồi thâu đêm bên bếp lửa trông chừng bánh chín. Bánh chưng ăn trong ngày tết giúp dân làng cảm nhận được không khí xuân sang. Mỗi dịp xuân về, trong men say, dân làng lại cùng nhau hòa vui với tiếng chiêng và những điệu múa xoang trong bộ váy áo truyền thống của người Brâu. Vui xuân hết 3 ngày, chúng tôi lại trở về cuộc sống thường nhật, để có tiền đón một mùa xuân ấm no hơn”, chị Y Điếc chia sẻ.

Sức sống mới ở làng Đăk Mế

Cùng chung tâm trạng vui mừng, phấn khởi khi chia sẻ về cuộc sống hiện tại của người Brâu ở làng Đăk Mế, già làng Y Pan cho hay: “Được sự giúp đỡ của chính quyền, cuộc sống của người Brâu chúng tôi hiện tại rất tốt. Đặc biệt, những chiến sỹ biên phòng những năm qua đã tận tình hướng dẫn người dân chúng tôi trồng cà phê, cao su, làm lúa nước nâng cao hiệu quả kinh tế. Nói chung bộ đội biên phòng giúp đỡ người Brâu nhiều lắm, bên cạnh trồng trọt bộ đội biên phòng còn hướng dẫn người Brâu chăn nuôi trâu bò, lợn gà”.

“Trước đó, vào năm 2012, bộ đội biên phòng còn xuống làng mở lớp dạy người dân chúng tôi phát triển kinh tế. Cũng nhờ vậy người dân chúng tôi đã biết cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, nâng cao năng suất cây trồng. Sang năm mới, tôi mong muốn cuộc sống của dân làng phát triển hơn nữa, bà con chăm lo làm ăn, nâng cao trình độ văn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế vững mạnh. Bên cạnh đó, bảo tồn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ những tập tục lạc hậu”, già làng Y Pan kỳ vọng.

Từ khi chính quyền địa phương định cư tập trung tại thôn Đăk Mế, nơi này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế văn hóa, xã hội. So với làng Đăk Mế xưa kia, thôn Đăk Mế bây giờ đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, ngày càng khang trang hơn. Thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Brâu, mỗi gia đình được hỗ trợ 25 triệu đồng làm nhà, mua cây - con giống để phát triển kinh tế.

ngoi lang 3 nuoc dac biet nhat tay nguyen hinh 3

Gia đình chị Y Điếc vui mừng vì đã được nhập quốc tịch Việt Nam, sống ổn định tại thôn Đăk Mế.

Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự giúp sức của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, người Brâu đã biết trồng các loại cây chủ lực mang lại kinh tế cao như cà phê, cao su, chăn nuôi gia súc, gia cầm... để nâng cao thu nhập.

Nhờ vậy, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu hiệu quả. Không chỉ tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, người Brâu còn bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là chiêng tha. Bởi đối với người Brâu, chiêng tha không chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là thần linh, là tổ tiên, là báu vật của làng. Mỗi khi chiêng tha lên tiếng sẽ đem đến những điều tốt lành, hạnh phúc cho cộng đồng.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hiền - Chính trị viên phó Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y cho biết: “Để mọi người dân ai cũng có một cái tết đầm ấm, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, không có bánh chưng, hằng năm Đồn biên phòng luôn phối hợp với các thôn và chính quyền địa phương gói bánh và tặng bánh trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài tặng bánh chưng, Đồn còn tặng các suất quà bánh kẹo, nhu thiết yếu để phục vụ trong ngày tết. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn tổ chức bảo vệ để người dân ăn tết vui vẻ, đầm ấm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lễ hội nhằm khơi dậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc”.

Trần Hiền

Bình Luận
 
 
Tin mới
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên (Dự án). Dự án có chiều dài tuyến khoảng 65km.

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo phục vụ lễ khánh thành

(CLO) Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc điều tiết giao thông phục vụ lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Kiên Giang thực hiện

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Ninh Bình: 600 vận động viên tham gia Giải đạp xe Vì môi trường xanh

(CLO) Sáng nay, ngày 27/4/2024, tại Khu du lịch Đảo Khê Cốc (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư) đã diễn ra Giải đạp xe "Vì môi trường xanh".

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.