Điều chỉnh kích thước chữ

Người "giữ lửa" văn hóa truyền thống Ca Dong

(CLO) Dù đã cao tuổi, sự tâm huyết, tận tâm, trách nhiệm giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống người Ca Dong của bà Hồ Thị Dôn vẫn luôn cháy bỏng.

Ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hầu như ai cũng biết bà Hồ Thị Dôn (71 tuổi) là người còn thực hành được nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của người Ca Dong.

Bà Dôn cho biết, từ bé, bà đã được mẹ dạy từ những bài hát dân ca đến đan võng và làm mọi việc bếp núc, nhà cửa theo đúng phong tục cổ truyền.

Sau khi biểu diễn với khách bài dân ca truyền thống của người Ca Dong về “Con gà gáy” bằng kèn máp (một loại kèn nhỏ làm từ cây lách), bà Dôn hát thêm một làn điệu dân ca Ca Dong thật truyền cảm: “Con ngủ cho ngoan. Gà gáy sáng rồi. Mẹ dậy nổi lửa, nấu cơm. Rồi lên nương, đi rẫy. Kiếm cái ăn cho con...”

nguoi giu lua van hoa truyen thong ca dong hinh 1

Bà Hồ Thị Dôn (ngoài cùng, bên phải) cùng các nghệ nhân trong xã Trà Bui tái hiện Lễ cúng máng nước của người Ca Dong. Ảnh: Văn Sơn

Lời bài hát dù ngắn, nhịp điệu đơn giản, nhưng khi nghe bà Dôn cất tiếng hát đã tạo cho người nghe cảm giác yên bình, như lời hát ru của bà hay mẹ ngày xưa, mượt mà và sâu lắng.

Tuy vậy, bà Hồ Thị Dôn tâm sự, bà tiếp xúc với dân ca của dân tộc mình khá muộn so với bạn bè trong làng.

Theo bà Dôn, dân ca của người Ca Dong mang một đặc trưng so với các dân tộc khác ở cách hát, nhịp điệu và ca từ vì ảnh hưởng của môi trường sống ngày xưa của người Ca Dong.

Những làn điệu dân ca truyền thống của người Ca Dong như: Kalêu, ra ngêq, ru con, plét, ahội, dê ôdê, đến làn điệu k’cheo trong những đêm lửa rừng bập bùng của mùa lễ hội, thể hiện tâm tư tình cảm của người Ca Dong cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi để người Ca Dong no cái bụng, sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng.

Người hát biểu cảm không chỉ bằng lời, mà còn bằng chuyển động nhịp nhàng của phụ nữ Ca Dong trong điệu múa xoang như để minh họa thêm cho lời hát.

Bà Dôn cũng cho hay, ngay từ lúc còn nhỏ, cũng như bao người con gái Ca Dong khác trong làng, bà đã được làm quen với chiếc võng đan bằng cây sa ri và được mẹ truyền dạy nghề đan võng.

Võng sa ri được người Ca Dong đan theo kỹ thuật riêng biệt và hoàn toàn thủ công. Quy trình đan võng này thật công phu, đòi hỏi người đan không những khéo léo, mà còn phải kiên trì, bền bỉ. Học đan võng phải bắt đầu chăm chú từ khi lột vỏ cây sa ri để lấy sợi. Đến quan sát người đan, khi đã cảm thấy đủ háo hức và muốn học thì người già mới chỉ.

Vì vậy phải mất vài năm, bà Dôn mới có thể đan thành thạo một chiếc võng. Bà Dôn nói, cái khó nhất của võng đan từ cây sa ri là hai đầu võng. Khi tạo được một đầu rồi thì đầu võng thứ hai dễ hơn.

Để cột được đầu võng, người đan phải đan theo chiều dài khoảng mười mấy múi dây. Không được để múi dây chẵn vì sẽ không có cái múi dây dư ra để cột thành đầu võng. Khi đan võng, người đan tuyệt đối không được đan lỗi, vì khi đã bị lỗi thì chiếc võng sẽ như mớ bùi nhùi, muốn gỡ ra cũng không được.

Người Ca Dong sinh sống lâu đời tại hai huyện Nam và Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) và các huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông (tỉnh Kon Tum) với dân số khoảng trên 27 nghìn người. Theo Viện Dân tộc học và Cục Thống kê thì người Ca Dong là một nhóm thuộc dân tộc Xơ Đăng và không nằm trong danh mục 54 dân tộc Việt Nam ban hành năm 1979.

Mong muốn đưa bản sắc văn hóa truyền thống trao lại con cháu để gìn giữ cho mai sau, bà Dôn chia sẻ, khi truyền dạy lại cho lớp trẻ, điều khó khăn nhất là đam mê của các cháu nhỏ với văn hóa dân gian của người Ca Dong chưa đủ lớn. Các cháu sau khi học xong thì ít thực hành, lao vào các trò giải trí hiện đại nên không phát huy được sự sáng tạo và năng khiếu thật sự.

Thêm nữa, hiện nay nhu cầu về nằm võng của người Ca Dong trong làng, trong xã cũng dần ít đi nên từ rất lâu, bà không còn đan võng để bán mà chỉ đan để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, họ hàng.

Mặc dù vậy, bà Dôn vẫn chưa bao giờ có ý định từ bỏ nghề đan võng thủ công từ cây sa ri. Bà vẫn luôn kiên trì, dồn tâm sức gìn giữ, lan tỏa nghề truyền thống này của người Ca Dong. Tuy nhiên, bà Dôn cũng bày tỏ lo lắng, một ngày không xa, các giá trị văn hóa truyền thống của người Ca Dong sẽ dần mai một.

Theo đại diện UBND xã Trà Bui, hơn 20 năm qua, bà Hồ Thị Dôn đã tham gia rất nhiều lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ do xã tổ chức và tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc do huyện Bắc Trà My tổ chức.

Bản thân bà Dôn đã được các cấp trong huyện, trong tỉnh tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen về các hoạt động trong việc gìn giữ văn hóa tại địa phương. Nay dù tuổi đã cao, bà Dôn vẫn giữ được ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống và hát dân ca, đan võng của dân tộc mình.

“Hiện tại, xã đã hoàn tất việc lập hồ sơ gửi lên các cơ quan ở huyện và ngành văn hóa tỉnh Quảng Nam, đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho bà Hồ Thị Dôn”, ông Hồ Thanh Cường, cán bộ văn phòng UBND xã Trà Bui cho biết.

Cũng theo ông Cường chính quyền xã và nhiều người dân đều bày tỏ mong muốn những tâm huyết, sự tận tâm, trách nhiệm giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống của bà Dôn sẽ giúp lớp trẻ Ca Dong hôm nay hiểu, tích cực học tập, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào nơi vùng cao Bắc Trà My.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phân lập được thành phần chống lão hóa trong máu của chuột non, giúp con chuột trong nghiên cứu của họ sống tới 1.266 ngày, tương đương với 120 - 130 tuổi ở con người.

TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh

(CLO) Cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) vừa phát hiện và tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2024, ngành đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn - Phan Thiết thay vì chạy một số ngày trong tuần như trước, phục vụ nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp hè.

Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

(CLO) Sau khi phát hiện người đàn ông chết trong lô cao su, người dân đã báo với cơ quan chức năng để xác định danh tính nạn nhân.

Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5 cho đến khi có quyết định bàn giao chính thức.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ

(CLO) Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 4/5, TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

TikTok bất ổn ở Mỹ, các mạng xã hội tận dụng thời cơ thu hút quảng cáo

(CLO) Khi thể loại video dạng ngắn đang chiếm vị trí trung tâm của các mạng xã hội, những nền tảng như Facebook và Snap đang tìm cách tận dụng sự bất ổn của TikTok ở Mỹ để lôi kéo nhà quảng cáo từ đối thủ.