Điều chỉnh kích thước chữ

Người “thầy giáo” tâm huyết truyền dạy chữ Nôm Dao

(CLO) Không phải là giáo viên nhưng ông Phùng Quang Du đã dạy chữ Nôm Dao cho hàng nghìn học viên ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Tuổi ngoại 70, miệt mài mở lớp

Thanh Hóa là tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Dao là một trong 3 dân tộc có chữ viết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đồng bào Dao ở Thanh Hóa đang ngày càng ít biết về chữ viết của dân tộc mình.

Trăn trở trước việc bà con dân tộc Dao ở Thanh Hóa biết chữ (được gọi tắt là chữ Nôm Dao) còn rất ít, ông Phùng Quang Du ở bản người Dao Hạ Sơn (nay là khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã rất quan tâm đến việc truyền dạy lại chữ Nôm Dao cho lớp trẻ.

nguoi thay giao tam huyet truyen day chu nom dao hinh 1

Ông Phùng Quang Du hướng dẫn học viên đọc chữ Nôm Dao. Ảnh: TTXVN

Là người có uy tín trong cộng đồng người Dao ở Hạ Sơn, nếu không hẹn trước thì khó có thể gặp được ông Du, bởi dù đã ở tuổi 73 nhưng ông vẫn miệt mài, rong ruổi đến những bản làng xa xôi nhất mở các lớp học chữ.

Từ năm 8 tuổi, cậu học trò Phùng Quang Du đã được ông nội và cha, đều là những giáo viên dạy chữ Nôm Dao, dạy cho biết đọc và viết loại chữ này. Càng lớn chàng thanh niên càng mê các cuốn sách cổ và thuộc làu những bài hát dân ca truyền thống. Những năm tháng đó đã bồi đắp tình yêu và lòng đam mê tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân tộc Dao.

Theo ông Du, trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao thì mỗi dòng họ, chi họ đều có gia phả ghi chép đầy đủ nguồn gốc, quan hệ cũng như vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ... Gia phả đó được viết bằng chữ Nôm Dao. Do đó, nếu không biết chữ Nôm Dao sẽ không đọc được gia phả, không hiểu được nguồn gốc của mình.

Đó là chưa kể, trong các dòng họ đều có những cuốn sách quý ghi chép về nghi lễ, văn hóa, tập quán, những điều răn dạy của cha ông ngàn đời. Ông Du nói rằng, kho tàng thơ ca, truyện cổ, văn học, nét đẹp tín ngưỡng... của người Dao là những “báu vật” và nhiệm vụ của ông là truyền dạy để ngày càng nhiều người biết đến “báu vật” này.

Đã từ nhiều năm nay, nghệ nhân Du cùng với những người có uy tín tìm đến từng nhà để trò chuyện, vận động lớp trẻ đi học. Nỗ lực của ông là duy trì và thành lập các lớp học Nôm Dao - “chìa khóa” để bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Ông nói về cái hay, cái đẹp của văn hóa, tập quán và đặc biệt là sự quý giá của ngôn ngữ dân tộc mình. Ông khơi dậy và thắp lên ngọn lửa đam mê về tiếng nói, chữ viết trong tâm hồn các cháu nhỏ.

Năm 2016, ông tham gia lớp nâng cao trình độ chữ Nôm Dao tại Trường Đại học Hồng Đức. Sau khi có chứng chỉ cùng với “giáo án” cụ thể, ông Du ngày càng miệt mài và tận tâm hơn với sự nghiệp “phổ cập” chữ Nôm Dao.

Các lớp học chữ mà ông tổ chức thường sáng điện vào buổi tối, khi người lớn không còn phải làm việc trên nương, trẻ em đã học xong cái chữ trên lớp, mọi người đến lớp để học tiếng nói, con chữ của dân tộc mình.

Tất cả các lớp ông Du đều dạy miễn phí, thậm chí trước đây ông còn hỗ trợ học sinh khó khăn cái ăn, chỗ ở. Sau này, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước mà ông và học sinh người Dao đã đỡ phần nào khó khăn trong những chuyến “gieo chữ” nơi bản làng xa xôi.

Ông cho biết: “Cha ông mình dạy chữ cho bà con cũng không lấy tiền, tôi cũng tiếp nối để giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của cha ông. Ra đường, được mọi người kính trọng chào bằng “thầy”, đó là niềm tự hào và vinh dự không gì có thể mua được”.

Chữ Nôm - “báu vật” của người Dao

Tâm huyết của ông Du được tiếp thêm sức mạnh, năm 2013 Thanh Hóa có chủ trương bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Được sự giúp đỡ của Ban Dân tộc tỉnh, Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa, tại bản người Dao Hạ Sơn, ông Du đã cùng một số người biết chữ Nôm Dao họp bàn về việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết của người Dao. Chính ông là một trong những người tham gia biên soạn thành công bộ sách chữ Nôm Dao và đây chính là bộ sách chữ Nôm Dao đầu tiên của cả nước được phê chuẩn.

Bộ sách này gồm có 9 quyển với khoảng 1.400 chữ, giới thiệu kiến thức cơ bản về chữ Nôm Dao; giáo dục con người về đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử thế, những kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong lao động, sản xuất...

Bộ sách đã được đưa vào giảng dạy trong cộng đồng người Dao tại các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát... từ năm 2016 đến nay. Hiện ông Phùng Quang Du đang lưu giữ hàng trăm loại sách, tư liệu quý bằng chữ Dao có tuổi đời hàng trăm năm, trong đó có khá nhiều sách cổ từ thời xưa của ông để lại, như: “Hiền văn”, “Nghìn tự văn”, “Vạn niên”, “Đại sư ca” (dùng trong Tết nhảy của người Dao), “Lục hạt” (xem ngày tháng của người Dao cổ)...

nguoi thay giao tam huyet truyen day chu nom dao hinh 2

Ông Phùng Quang Du lưu giữ hàng trăm loại sách, tư liệu quý bằng chữ Nôm Dao. Ảnh: TTXVN

Chữ Nôm Dao là kiểu chữ tượng hình, do vậy người học phải nhận biết được từng nét chữ, tập viết nhiều lần đối với những chữ nhiều nét hoặc ghép lại từ nhiều chữ.

Để học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu, ông Du kiên trì cầm tay chỉnh từng nét bút. Riêng học viên đã có tuổi, ông nhẫn nại chỉ dạy từng chữ, ghi chép cẩn thận để mọi người dễ nhớ, dễ thuộc. Với những người muốn tìm hiểu về các nghi lễ, bài cúng, bài hát... của người Dao, ông còn đến tận nhà cho mượn sách giảng dạy và chỉ bảo.

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền, ở tuổi 73 ông Phùng Quang Du cùng với những nghệ nhân người Dao khác vẫn miệt mài, cần mẫn đến từng bản làng xa xôi nhất ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát... dạy học và đọc chữ Nôm Dao. Không thể nhớ hết số học viên, nhưng ông Du nói rằng, khi nào vẫn còn người chưa biết viết, biết đọc chữ Nôm Dao thì khi đó ông còn truyền dạy.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Sóng nhiệt làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa ở châu Á

(CLO) Một đợt nắng nóng kỷ lục đang hoành hành tại nhiều khu vực ở châu Á, khiến nhu cầu về các giải pháp làm mát, bao gồm cả máy điều hòa không khí tăng cao.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng tốc để bắt kịp OpenAI

(CLO) Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Mùa hè nắng nóng khiến tình hình ở Gaza trở nên tồi tệ hơn

(CLO) Khi quá trình đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas còn chưa có tín hiệu lạc quan nào, thì một mối đe dọa lâu dài, thầm lặng hơn đã bắt đầu làm tình trạng tồi tệ hơn đối với những người Palestine vốn đang khốn cùng vì chiến tranh. Đó là nắng nóng!

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Hà Nội: Sắp xếp cho người dân vào chợ Sơn Đồng buôn bán sau khi báo NB&CL phản ánh

(CLO) Sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh, chính quyền địa phương đã sắp xếp cho người dân vào chợ Sơn Đồng buôn bán. Từ đó, đoạn đường trước cửa trụ sở UBND xã Sơn Đồng thông thoáng, còn người dân đã có nơi mua bán hàng hóa khang trang.

14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường

(CLO) Nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo, đường huyện 62, đoạn từ Quốc lộ 70B đi xã Gia Điền, thuộc khu 3, xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm

(CLO) Dù thời tiết đã vào hè, nhưng trên mỗi công trường, những người công nhân vẫn miệt mài thi công với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đảm bảo về đích đúng hạn.