Điều chỉnh kích thước chữ

Nữ trưởng thôn ‘giữ lửa’ văn hóa Mường ở Ngọc Lặc

(CLO) Không chỉ là nữ trưởng thôn hết lòng với công việc, gần gũi với chị em, chị Lê Thị Hương còn thuộc thế hệ nghệ nhân trẻ đang hàng ngày giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc Mường của quê hương.

Người bạn sẻ chia của chị em

Năm 2021, chị Lê Thị Hương được dân thôn Minh Nguyên (xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) tin tưởng bầu làm trưởng thôn. Thôn Minh Nguyên có hơn 500 nhân khẩu thì có đến 99% dân số là người dân tộc Mường.

Ở Thanh Hóa, phụ nữ làm trưởng thôn vốn không nhiều, làm trưởng thôn kiêm công an viên như chị Lê Thị Hương lại càng ít. Đã ở vào độ tuổi U50, trên gương mặt người phụ nữ Mường ẩn hiện dãi dầu nắng mưa, nhưng khóe miệng luôn thường trực nụ cười tươi vui. Ở chị, vừa có tính cách quyết đoán vừa có sự điềm đạm ở người phụ nữ từng trải.

nu truong thon giu lua van hoa muong o ngoc lac hinh 1

Chị Lê Thị Hương được nhiều người biết đến qua các hoạt động giao lưu, liên hoan văn hóa các dân tộc trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa

Nói về chức trách trưởng thôn của mình, chị Hương chia sẻ, chỉ người đang làm công việc này mới hiểu hết vì chẳng ai tin đây là việc “khó”. Bởi trong thực hiện các phong trào, muốn người dân nghe theo thì mình phải gương mẫu làm trước...

Chị Hương kể, công việc ban ngày đã như con thoi rồi nhưng nhiều khi đêm khuya trong thôn có sự việc đột xuất, người dân báo tin thì chị cũng phải có mặt ngay.

“Trong thôn có việc xảy ra thì người đầu tiên mà người dân gọi chính là trưởng thôn. Ở Minh Nguyên vẫn còn tình trạng bạo lực gia đình xảy ra. Chị em phụ nữ trong thôn chủ yếu làm nông, thường chịu đựng và không muốn làm lớn chuyện khi chồng rượu chè, say xỉn. Chỉ khi xảy ra cãi vã dẫn đến bạo lực thì mới báo chính quyền... Những lúc như vậy, vừa là trách nhiệm của trưởng thôn nhưng đồng thời là phụ nữ đồng cảm và chia sẻ, tôi luôn đến động viên chị em”, chị Hương nói.

“Say” văn hóa truyền thống

Không chỉ là trưởng thôn trách nhiệm, chị Lê Thị Hương còn là gương mặt phụ nữ Mường điển hình trong những hoạt động gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Trước khi làm trưởng thôn, chị Hương được biết đến là người đi đầu trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của điệu hát Xường - làn điệu dân ca tiêu biểu của người Mường - ra khắp các bản Mường ở Ngọc Lặc.

Chị cũng “nổi tiếng” qua các hoạt động giao lưu, liên hoan văn hóa các dân tộc trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa, từ khi còn là cô gái tuổi chưa tròn đôi mươi đến hôm nay và nhiều lần đoạt giải tại các liên hoan văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Sau khi “chào” khách bằng câu Xường cho lần đầu gặp mặt, chị Lê Thị Hương chia sẻ, làn điệu hát Xường đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của chị từ lúc còn bé. “Tối nào trước khi đi ngủ tôi cũng chờ mẹ hoặc bà hát Xường cho nghe. Cứ thế các bài hát Xường đã ngấm vào máu, vào tâm hồn của tôi từ bé rồi”, chị bộc bạch.

Chị tự hào rằng bản thân may mắn khi ông bà nội đều là những người hát Xường có tiếng trong vùng. Bên bếp lửa nhà sàn, những tâm tình diễn giải, rồi lời hát Xường ngọt ngào sâu lắng của ông bà đã thắp lên tình yêu văn hóa truyền thống trong chị.

Theo chị Hương, lời hát Xường tự nhiên, chân thành và cuốn hút. Chị nói, mình là người Mường nên việc tiếp nhận văn hóa truyền thống của cha ông tự nhiên như “cơm ăn, nước uống” vậy. Nghe nhiều thành quen, yêu lúc nào không biết.

Theo chị Lê Thị Hương, học hát Xường không khó, nhưng để hát hay thì cần phải say mê. Nếu như hát “đang” là kể lại những câu chuyện bằng lời hát; thì hát “xường” chính là biến lời ăn, tiếng nói thành câu hát. Người Mường có thể hát Xường ở nhiều sự kiện, như mừng nhà mới; mừng đám cưới; ngày hội đại đoàn kết... với nhiều loại Xường, trong đó Xường giao duyên là phổ biến nhất.

Không chỉ thành thạo các làn điệu Xường với 12 bậc, trên 650 bài hát, nghệ nhân Lê Thị Hương còn tự tin biểu diễn trống, chiêng trong những sự kiện của cộng đồng. Nhiều năm qua chị là một trong những người nhiệt tâm “tiếp lửa” trò diễn Pồn Pôông do Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tắng truyền dạy.

Chị Lê Thị Hương tự hào cho rằng, nhắc đến văn hóa truyền thống của người Mường, không thể không nhắc đến hát ru Mường, hát Xường, đặc biệt là trò diễn Pồn Pôông.

“Được theo học với những người như nghệ nhân Phạm Thị Tắng mới cảm nhận được tâm huyết, nhiệt tình của các cụ với văn hóa truyền thống. Hiểu được điều đó, mình là thế hệ con cháu càng phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa Mường”, chị nói.

Bây giờ thì chính chị Hương lại là người nhiệt tình truyền dạy hát Xường, đánh trống, chiêng, dạy nhảy Pồn Pôông cho các cháu nhỏ trong thôn. Theo chị, người lớn cần định hướng, truyền dạy để con cháu mình không xa lạ với văn hóa truyền thống. Tình yêu và sự say mê không tự nhiên mà có, cũng không bỗng nhiên mất đi. “Tôi tin, văn hóa truyền thống vẫn âm thầm chảy trong cộng đồng thôn bản, chỉ cần thực tâm kiên trì khơi dậy sẽ đạt kết quả”.

Bà Bùi Thị Quyên, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc đánh giá, chị Lê Thị Hương là gương mặt nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho bảo tồn, gìn giữ và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc.

Bà Quyên cho biết thêm, phòng Văn hóa huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho chị Lê Thị Hương.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

(CLO) Ngày hôm nay (26/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cùng liên danh các nhà thầu đã ký giao ước thi đua với quyết tâm “Vượt nắng thắng mưa - sớm đưa công trình về đích” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

(CLO) ByteDance muốn đóng cửa TikTok tại Mỹ hơn là bán ứng dụng nếu không còn lựa chọn nào khác trước lệnh cấm của Mỹ, theo bốn nguồn tin cho biết.

Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

(CLO) Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí'.