Điều chỉnh kích thước chữ
Nhà báo Lê Công Bình - Tổng Biên tập báo Dân tộc & Phát triển:

Phải làm báo hiện đại để có công chúng đông hơn và hiểu về đồng bào hơn

(CLO) 20 năm một chặng đường đồng hành cùng các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc & Phát triển đã và đang có một cuộc hành trình của sự kiên định với tôn chỉ mục đích, gìn giữ bản sắc và nỗ lực để hội nhập trong dòng chảy chuyển đổi số.

Trong dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập tờ báo, nhà báo Lê Công Bình - Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Nhà báo& Công luận về sứ mệnh, sự đồng hành, tuyên truyền, gắn bó với đồng bào dân tộc Việt Nam và những định hướng mới trong hành trình phát triển.

Tờ báo đặc thù và những người làm báo đặc thù…

+ Chạm mốc 20 năm, công chúng quan tâm rằng, Báo Dân tộc & Phát triển đã đi một hành trình như thế nào thưa ông?

-Năm 2002, báo Dân tộc mới được ra đời, đây là một tờ báo ra đời sau các tờ báo cấp Bộ khác. Nhiều người có suy nghĩ báo Dân tộc & phát triển là tờ báo “sinh sau đẻ muộn”. Nhưng tôi nghĩ, tờ báo ra đời đáp ứng với yêu cầu thực tế chứ không phải là chậm. Ngay khi ra đời, báo xác định rất rõ các đối tượng phục vụ đặc thù chính là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số.

phai lam bao hien dai de co cong chung dong hon va hieu ve dong bao hon hinh 1

Nhà báo Lê Công Bình – Tổng biên tập báo Dân tộc và phát triển phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập

Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 và đầu những năm 2000 sự bùng nổ về mặt thông tin, Việt Nam cũng bắt đầu phát triển các loại hình báo chí rất đa dạng, đặc biệt là báo điện tử. Vì vậy cho nên, công tác thông tin tuyên truyền về vùng dân tộc thiểu số, miền núi cần phải có sự điều chỉnh. Chúng ta không thể mãi cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng vận động; tổ chức các hội, đoàn thể, treo băng rôn áp phích để tuyên truyền đến bà con được mà phải có tiếng nói riêng, có cơ quan báo chí riêng để định hướng dư luận trong một không gian thông tin nhiều chiều. Chính vì thế, chúng ta cần có một cơ quan báo chí riêng cho đồng bào dân tộc để tuyên truyền thông tin, mang tính chất định hướng thông tin. Cơ quan làm công tác dân tộc là Ủy ban Dân tộc cũng cần phải có một cơ quan ngôn luận để nói lên tiếng nói của mình và phục vụ cho đối tượng rất đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Vì vậy, đến năm 2002 tờ báo Dân tộc & Phát triển mới ra đời với tư cách là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của báo là tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó đặc biệt là tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Phải truyền tải được thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số một cách chính xác, chính thống và toàn diện. Từ các yếu tố đó đã hình thành cho Báo Dân tộc & Phát triển trở thành một tờ báo mang tính đặc thù, khác biệt so với các tờ báo khác.

+ Tờ báo mang tính đặc thù, cụ thể là như thế nào, thưa Tổng biên tập?

- Từ khi thành lập đến nay, báo luôn dành một dung lượng rất lớn để truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cho đồng bào tiếp cận được, nắm bắt được, giúp đồng bào hiểu về chính sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào là hết sức ưu việt. Những chức năng, nhiệm vụ ấy đã góp phần làm nên đặc thù của tờ báo. 

 Như chúng ta đã biết, cho đến thời điểm này, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là “vùng lõm” về mặt thông tin, điều kiện tiếp cận thông tin của đồng bào có những hạn chế nhất định. Điều này, có những nguyên nhân khách quan ví dụ như: do địa bàn xa xôi, hẻo lánh; do cơ sở hạ tầng, phương tiện để truyền tải thông tin còn hạn chế, nhận thức của đồng bào cũng còn hạn chế…

Thông qua tờ báo Dân tộc & Phát triển, thông tin phải hết sức chọn lọc. Làm thế nào để chúng ta triển khai thông tin đúng với cái nhu cầu, thị hiếu để đồng bào tiếp nhận, đón nhận. Các thông tin ấy gắn với đời sống của họ. Chẳng hạn như những mô hình xóa đói giảm nghèo, mô hình phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kinh nghiệm phòng, chữa bệnh, tư vấn về mặt pháp luật, kiến thức về khoa học kỹ thuật… Thêm vào đó, tờ báo cũng quan tâm phát hiện và tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để tạo ra nguồn cảm hứng, khích lệ đồng bào học hỏi, học tập theo…

phai lam bao hien dai de co cong chung dong hon va hieu ve dong bao hon hinh 2

Những vấn đề về chính sách dân tộc được tờ báo quan tâm tuyên truyền đậm nét. Ảnh: baodantoc.vn

Không chỉ vậy, một trong những sứ mệnh của Báo Dân tộc & Phát triển là phản ánh được những giá trị văn hóa truyền thống của 53 đồng bào dân tộc thiểu số, lan tỏa thông tin để bạn đọc trong cả nước biết được rằng đồng bào dân tộc thiểu số có những giá trị văn hóa tốt đẹp như thế nào và điều này cũng giúp cho đồng bào tự hào về văn hóa dân tộc của mình, góp phần giữ gìn, bảo tồn nó.

+ Với những định hướng chuyên sâu về vấn đề dân tộc, đòi hỏi người làm báo trong lĩnh vực này cần có những đặc tính quan trọng nào, thưa ông?

- Có thể nói, những lĩnh vực thông tin của báo mang tính khác biệt cho nên trong quá trình quản lý, điều hành tác nghiệp cũng phải có những đặc thù mà bản thân mỗi người làm báo Dân tộc & Phát triển đều phải xác định rất rõ. Đầu tiên, mỗi phóng viên, biên tập viên ở đây ít nhất đều phải am hiểu về vùng dân tộc thiểu số và miền núi, am hiểu về văn hóa dân tộc và am hiểu về chính sách dân tộc. Thứ nữa là phải có sự dấn thân, phải chấp nhận gian khổ trong quá trình tác nghiệp ở các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa. Phóng viên ở đây đi làm việc 200 - 300 cây số là chuyện bình thường mà đi công tác hàng tuần liền cũng là chuyện rất bình thường. Có như thế mới cảm nhận được đời sống của đồng bào, chia sẻ, thấu hiểu được với đồng bào và có những tác phẩm báo chí hay. Ngay cả về quyền lợi vật chất cũng phải là một yếu tố rất nhỏ đối với chúng tôi. Từ phóng viên, biên tập viên phải đề cao tinh thần dấn thân, đam mê và đặc biệt là phải có sự sẻ chia và trách nhiệm với đồng bào của mình thì mới gắn bó với nghề, với tờ báo.

Chuyển đổi số và bài toán đưa thông tin đến bạn đọc trong và ngoài nước

+ Sự đặc thù như ông vừa nhắc đến suy cho cùng là được quy định bởi sứ mệnh, đối tượng phản ánh và công chúng mục tiêu của tờ báo. Và ở góc độ nào đó, tôi cho rằng, chỉ với việc truyền tải những thông tin riêng biệt, chuyên sâu về đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên “bản sắc” cho tờ báo Dân tộc & Phát triển, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Từ tính chất đặc thù đã giúp chúng tôi xây dựng được một đội ngũ có đam mê, dám dấn thân vào những nơi vất vả, khó khăn và từ đó tạo dựng nên một tờ báo có bản sắc và đây cũng là niềm hạnh phúc của một người lãnh đạo. Nói đúng hơn là chính sự đặc thù ấy, ở một góc độ nào đó đã tạo ra những lợi thế mà không phải tờ báo nào cũng có được.

Lợi thế thứ nhất là được tập trung chuyên sâu, thậm chí có những nội dung được độc quyền thông tin sớm nhất, chính thống nhất. Như vấn đề chính sách dân tộc và công tác dân tộc thì không ai có thể tiếp cận nhanh, tiếp cận chính xác, tiếp cận đúng trúng bằng những người làm báo Dân tộc và Phát triển.

Thứ hai là, tờ báo có thế mạnh về mặt thông tin riêng, rất giàu có về đề tài báo chí, khai thác chưa bao giờ cạn, đó là vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đời sống của đồng bào, phong cảnh ở những bản làng, vùng biên viễn rồi nền văn hóa phong phú, đa dạng của đồng bào, chính là thế mạnh về mặt thông tin mà trong xu thế phát triển của báo chí, nếu chúng ta khai thác cho tới, cho hay thì chắc chắn báo Dân tộc & phát triển sẽ trở thành một tờ báo có bản sắc, thu hút đông đảo công chúng. Tất nhiên việc xây dựng, gìn giữ một tờ báo có bản sắc, đảm bảo tính dân tộc, thì chúng tôi sẽ tiếp tục hướng đến hội nhập, đó là định hướng xuyên suốt của Báo Dân tộc & Phát triển.

phai lam bao hien dai de co cong chung dong hon va hieu ve dong bao hon hinh 3

Những nét văn hóa của đồng bào dân tộc là nguồn đề tài phong phú đối với các nhà báo báo Dân tộc và phát triển. Ảnh: baodantoc.vn

+Vậy là hành trình của 20 năm đồng hành, Tổng biên tập vẫn còn rất nhiều điều muốn làm. Khát vọng ấy sẽ được bắt đầu như thế nào, thưa ông?

- Cá nhân tôi đánh giá là Báo Dân tộc & Phát triển trong 20 năm qua mới chỉ gọi là làm tốt về vấn đề dân tộc, còn hiện đại thì vẫn là điều mà chúng tôi đang hướng tới. Như đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tờ báo: “Chúng tôi mong muốn Báo Dân tộc & Phát triển sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lao động sáng tạo trong 20 năm, phát huy thế mạnh riêng của mình, tiếp tục phát triển các nền tảng công nghệ không chỉ là website mà còn rất nhiều các nền tảng công nghệ, mạng xã hội khác...”.

Tức là vấn đề dân tộc, vấn đề tuyên truyền cho đồng bào thì đã làm tốt rồi nhưng trong xu hướng mới thì phải làm báo hiện đại để có công chúng đông hơn, để cho công chúng hiểu đồng bào hơn. Giai đoạn tới đây với những chiến lược phát triển như thế thì chúng tôi sẽ nỗ lực làm tốt cả hai nhiệm vụ này. Một là phải đưa thông tin về cho đồng bào nhanh hơn, phong phú, đa dạng hơn, chính xác hơn và một chiều ngược lại là phải đưa thông tin từ đồng bào, từ vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến với mọi người thông qua một phương tiện báo chí hiện đại…

+ Vậy thưa ông, với mục tiêu ấy, tờ báo sẽ từng bước thực hiện như thế nào thời gian tới?

- Thực tế là, từ trước đến giờ chỉ nghĩ rằng, đưa thông tin về cho đồng bào chứ mình chưa nghĩ hoặc là có nghĩ nhưng mà mình làm chưa tốt việc đưa thông tin về đồng bào đến với mọi người. Đây cũng là lộ trình trong đề án tổng thể của chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển vùng dân tộc thiểu số miền núi. Theo đó, Báo Dân tộc & Phát triển với nhiệm vụ rất quan trọng là đầu tư phát triển trở thành một cơ quan truyền thông đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc trong giai đoạn mới và đã bắt đầu đầu tư trang thiết bị, nhân lực từ năm 2022. Chúng tôi dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt được mục tiêu đó.

Cụ thể là sẽ từng bước xây dựng tòa soạn hội tụ theo mô hình hội tụ,đầu tư trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của một cơ quan báo chí đa phương tiện. Song song với đó là đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, những người làm báo mang tính chuyên nghiệp hơn và có khả năng làm việc đa năng, có thể sản xuất nhiều loại hình báo chí.  Định hướng tới là làm thế nào để chúng ta chuyển tải được bằng nhiều thể loại báo chí, bằng nhiều phương tiện truyền thông, thông tin để cho đồng bào có thể tiếp cận được nhanh nhất và để mọi người, bạn đọc trong cả nước, bạn đọc nước ngoài biết được những chính sách của Nhà nước chúng ta đang làm cho đồng bào và những cái hay, cái đẹp, sự phát triển của vùng dân tộc… Do vậy, bên cạnh báo in thì sẽ tiếp tục duy trì báo điện tử và trên nền tảng báo điện tử thì bên cạnh là phiên bản truyền thống, tức là báo điện tử truyền thống thì sẽ xây dựng phiên bản tiếng Anh, tiếng dân tộc…

+ Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Vân (thực hiện)

Bình Luận
 
 
Tin mới
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đông Anh.

Phó Chánh án TAND ở Quảng Trị bị đâm trọng thương tại phòng làm việc

(CLO) Ông N.V.Q. Phó Chánh án TAND huyện Cam Lộ bị một đối tượng lạ mặt xông vào phòng làm việc đâm trọng thương phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

UNESCO: Bạo lực chống lại các nhà báo môi trường đang gia tăng

(CLO) Các nhà báo đưa tin về các vấn đề môi trường phải đối mặt với tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết vào thứ Năm (2/5).

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty gỗ

(CLO) Liên quan vụ nổ lò hơi khiến 6 người chết, 5 người bị thương xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và sản xuất gỗ Bình Minh ở Đồng Nai, các cơ quan thực thi pháp luật tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ Giám đốc công ty này để phục vụ công tác điều tra, xác minh làm rõ.

Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép trên đất rừng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật đối với các hành vi san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp.

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Bộ GD-ĐT lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Bộ GD-ĐT đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, Bộ GD-ĐT thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi với nhiệm vụ kiểm tra công tác chỉ đạo, chuẩn bị thi của sở GD-ĐT, Hội đồng thi, việc chuẩn bị in sao đề thi.

Gia Lai: Tuyến Quốc lộ 19 dày đặc biển báo tốc độ, tài xế ức chế

(CLO) Tuyến Quốc lộ 19 đoạn từ dốc Hàm Rồng (TP Pleiku, Gia Lai) đi cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) dày đặc các biển báo tốc độ gây ức chế cho các tài xế. Nhiều biển báo như “bẫy” người đi đường, lái xe vừa tăng tốc lại phải giảm tốc chỉ trên một đoạn ngắn.