Điều chỉnh kích thước chữ

Quảng Ngãi: Huyện Ba Tơ đưa di sản văn hóa dân tộc Hrê vào phát triển du lịch

(CLO) Những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ đang được bảo tồn, phát huy để phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân.

Ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), đồng bào dân tộc Hrê chiếm 84,6% dân số. Trải qua nhiều thăng trầm, người Hrê vẫn lưu giữ được nhiều làn điệu dân ca đặc sắc, mang đậm bản sắc riêng.

Mới đây, các ông Phạm Văn Rôm (51 tuổi), Phạm Văn Nhót (50 tuổi), Phạm Văn Vễ (67 tuổi), cùng ở thôn Phan Vinh, xã Ba Vinh (Ba Tơ) vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

quang ngai huyen ba to dua di san van hoa dan toc hre vao phat trien du lich hinh 1

Nghệ thuật trình diễn chiêng Ba ở đồng bào Hrê ở Ba Tơ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Ngày còn nhỏ vì mê chiêng ông Rôm, ông Nhót và ông Vễ thường đi theo các bậc ông, cha để học. Hồn chiêng cứ thế lớn dần theo tuổi tác. Cả ba ông đã trở thành nghệ nhân đánh chiêng hay, là những hạt nhân tiêu biểu của đội cồng chiêng xã Ba Vinh.

Người Hrê gọi chiêng là chinh. Tiếng chiêng ăn sâu vào máu thịt của người Hrê, từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành, dựng vợ gả chồng và cả khi qua đời. Chiêng ba đã trở thành một món ăn tinh thần độc đáo trong đời sống hằng ngày của đồng bào Hrê.

“Chiêng ba có 3 chiếc. Chiếc lớn có tên là chinh Vông. Chiếc nhỏ hơn là chinh Tum. Chiếc nhỏ nhất là chinh Túc. Khi trình diễn, chinh Vông được để nghiêng, chinh Tum để nằm và chinh Túc treo trên dây. Với chiếc Tum, khi đánh cần phải có chiếc khăn quấn trên tay. Có khăn thì âm thanh mới hay, tiếng mới vang. Hai chiếc còn lại đánh bằng nắm tay. Khác với chiêng trên Tây Nguyên đánh bằng dùi, chiêng ba của người Hrê đánh bằng tay”, ông Rôm chia sẻ.

Hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ có 890 hộ gia đình có chiêng, với trên 900 bộ chiêng Ba và 740 người biết sử dụng. Năm 2021, nghệ thuật trình diễn chiêng Ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Các xã trên địa bàn huyện đã tích cực thành lập đội cồng chiêng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, lễ hội ở địa phương và trao truyền lại cho thế hệ trẻ.

quang ngai huyen ba to dua di san van hoa dan toc hre vao phat trien du lich hinh 2

Nhiều gia đình, thôn bản trên địa bàn huyện Ba Tơ còn gìn giữ những bộ chiêng ba

Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó ở các bản vùng cao của huyện Ba Tơ vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Một trong những người tâm huyết gìn giữ những tinh hoa của dân tộc Hrê là nghệ nhân Phạm Văn Sây, ở xã Ba Thành. Bằng tình yêu và lòng say mê với dân ca của dân tộc mình, từ nhỏ, anh Sây đã tự mày mò, học hỏi những làn điệu Ca choi, Ta lêu từ mẹ và bà. Đến năm 15 tuổi, anh trở thành người hát hay, đàn giỏi có tiếng trong vùng.

Với nghệ nhân Phạm Văn Sây, làn điệu dân ca của dân tộc Hrê là kho báu văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu, cần được bảo tồn, gìn giữ. Ông Sây cho biết, đối với người Hrê, vào các dịp lễ, Tết, khi mọi người quây quần bên ché rượu cần không thể thiếu tiếng chiêng cùng các làn điệu dân ca truyền thống.

Đối với người Hrê, vai trò của người mẹ, người bà rất quan trọng. Ngày xưa, phụ nữ Hrê chính là người ngày đêm cần mẫn dệt thổ cẩm để lấy cái mặc cho cả gia đình.

Nghệ nhân Phạm Thị Thung (80 tuổi) ở làng Teng, xã Ba Thành bộc bạch, trước đây, người phụ nữ dân tộc Hrê ngay từ lúc còn nhỏ đã được các mẹ, các bà dạy cách thêu, dệt. Cứ thế, dệt thổ cẩm trở thành nét văn hóa truyền thống đặc trưng được duy trì qua nhiều thế hệ. Ngày nay, để gìn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại, bà Thung đã truyền dạy cho con cháu thế hệ sau.

Cũng như nghệ thuật trình diễn chiêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành đã được Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thôn Làng Teng cũng là nơi duy nhất của người Hrê ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống độc đáo này.

quang ngai huyen ba to dua di san van hoa dan toc hre vao phat trien du lich hinh 3

Nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng, xã Ba Thành

Được biết, huyện Ba Tơ đã có kế hoạch bảo tồn, phát huy hai Di sản văn hóa phi vật thể là nghề dệt thổ cẩm làng Teng và nghệ thuật trình diễn chiêng Ba của người Hrê để tạo sự bứt phá trong phát triển du lịch cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Lữ Đình Tích cho biết, đối với các làn điệu Ta lêu, Ca choi của người Hrê, huyện đã liên hệ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời các nghệ sĩ có kinh nghiệm để truyền dạy.

Riêng về việc bảo tồn di sản chiêng Ba, thì hiện nay, các xã cũng đã thành lập một số đội chiêng của địa phương mình để phục vụ trong dịp lễ, Tết của địa phương, tham gia các hội thi trong và ngoài tỉnh, đồng thời đưa vào biểu diễn phục vụ du khách để kích cầu du lịch tại địa phương.

T.Toàn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Gia Lai: Quán cà phê

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Sóng nhiệt làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa ở châu Á

(CLO) Một đợt nắng nóng kỷ lục đang hoành hành tại nhiều khu vực ở châu Á, khiến nhu cầu về các giải pháp làm mát, bao gồm cả máy điều hòa không khí tăng cao.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng tốc để bắt kịp OpenAI

(CLO) Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Mùa hè nắng nóng khiến tình hình ở Gaza trở nên tồi tệ hơn

(CLO) Khi quá trình đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas còn chưa có tín hiệu lạc quan nào, thì một mối đe dọa lâu dài, thầm lặng hơn đã bắt đầu làm tình trạng tồi tệ hơn đối với những người Palestine vốn đang khốn cùng vì chiến tranh. Đó là nắng nóng!

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.