Điều chỉnh kích thước chữ

Sống tinh thần Thư Chung

(CLO) “Hội Thánh trong lòng dân tộc” là tiêu đề của phần B trong Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước.

Thư chung 1980- Tâm thế mới của người công giáo Việt Nam

“Thư chung 1980 là thông điệp quan trọng của Giáo hội, 40 năm sau nhìn lại vẫn còn nhiều ý nghĩa với đồng bào Công giáo Việt Nam”- đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực tại Hội thảo khoa học “40 năm người Công giáo thực hiện Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (Thư chung 1980) và bài học kinh nghiệm” (tháng 7/2020). Những điều mà Thư chung 1980 đề cập không chỉ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại mà cho mở ra một tâm thế mới đáng tự hào của người công giáo Việt Nam.

song tinh than thu chung hinh 1

Tăng ni, phật tử tham gia tiếp nhận, phân loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các điểm cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng dịch Covid -19 trên địa bàn huyện Bình Chánh. (Ảnh: Thy Thơ)

“Công giáo vào Việt Nam từ năm 1533, nhưng trong quá trình đó do nhiều nguyên nhân mà sự đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội lại rất chậm, công tác đại đoàn kết đối với người Công giáo gặp nhiều khó khăn, phong trào đại đoàn kết của người Công giáo hầu như chỉ gói gọn trong các “xóm đạo” và việc đạo” - phải nhìn nhận được rõ như nhận định của Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B Lê Đức Thịnh mới thấy, giá trị, tầm vóc của những cụm từ “Hội Thánh trong lòng dân tộc”, “gắn bó với dân tộc và đất nước”, “cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”, “xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc” trong bản Thư Chung năm 1980.

“Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới”. Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa. Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính: - Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc. - Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”.

Theo nhìn nhận của phần đa các nhà nghiên cứu cũng như các chức sắc công giáo, Thư chung 1980 đã mở ra một trang sử mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trên con đường đoàn kết, hòa hợp dân tộc, mở ra một thời kỳ mới cho người Công giáo đoàn kết dân tộc xây dựng quê hương, đất nước.

 “Vừa biết cho đi và vừa biết lãnh nhận”

Đức giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần- vị giám mục duy nhất của Việt Nam được thụ phong đúng vào ngày 30/4/1975 lịch sử, khi được hỏi về điều gì khiến đức cha thao thức nhất, đã từng chia sẻ: Làm sao có sự hòa hợp trong đất nước, trong Công giáo, đó là điều tôi tha thiết nhất. Làm sao dân tộc mình hòa hợp nhau, thương yêu thật sự…

Và một điều tình cờ rất thú vị của lịch sử là chính vị giám mục từng có niềm ước nguyện: “để sống phúc âm giữa lòng dân tộc... làm một tấm khăn lau, để lau lòng người được bớt đi những mệt mỏi, lo âu, phiền muộn”, cũng chính là người được may mắn có mặt trong quá trình soạn thảo, bàn bạc và quyết định một văn kiện lịch sử liên quan tới Giáo hội Công giáo Việt Nam: Thư Chung 1980.

Theo nhìn nhận của Đức giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần, “Thư Chung ấy đã đem lại sự an tâm cho người Công giáo tại Việt Nam, cho dù còn gặp nhiều khó khăn. Sự an tâm ban đầu ấy đã mở đường cho một lối sống cởi mở. Thư Chung ấy cũng đã làm cho những người trước đây ác cảm với Công giáo dần dần có thiện cảm với đạo ta”.

Cũng theo Đức giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần, “Thư Chung ấy cũng là một cái mốc lịch sử, đổi mới tình hình. Tôi vui mừng nhận thấy Hội Thánh Việt Nam càng ngày càng có những dấn thân tế nhị và can đảm, dưới sự hướng dẫn của đức tin và đức mến. Hai nhân đức ấy là nguồn ánh sáng và là nguồn sức mạnh của chúng ta.

Nhờ đó, chúng ta có những dấn thân sáng tạo, nhưng luôn kết hợp chặt chẽ với Toà Thánh, luôn hiệp thông với nhau, cũng như luôn tha thiết phục vụ trong lòng dân tộc. Vừa biết cho đi và vừa biết lãnh nhận. Do vậy, tôi thiết nghĩ Thư Chung 1980 là một cái mốc quan trọng, hữu ích, cần thiết, đúng lúc, đánh dấu một chặng đường lịch sử”.

Với việc khẳng định: "Là Hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước”, như nhìn nhận của ông Lê Đức Thịnh - người Việt đầu tiên được phong tước Hiệp sỹ Đại Thánh Giá, “Thư chung 1980 đã mở ra một trang sử mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trên con đường đoàn kết, hòa hợp dân tộc, mở ra một thời kỳ mới cho người Công giáo đoàn kết dân tộc xây dựng quê hương, đất nước” và “sau 447 năm truyền giáo thì đây là “tuyên bố” đầu tiên Giáo hội thể hiện một cách mạnh mẽ quyết tâm gắn bó với dân tộc. Giáo hội ý thức được chỉ có đoàn kết dân tộc thì mới thực hiện tốt việc gắn bó dân tộc, mới thực sự là Giáo hội của người Việt Nam, là chi thể của dân tộc, không đứng ngoài, đứng bên mà đứng trong lòng dân tộc”.

song tinh than thu chung hinh 2

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi sức khỏe đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 ngày 27/5 vừa qua.

Sống tinh thần Thư Chung

“Chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam… Trung thành với tinh thần của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà mình với cộng đồng xã hội mình đang sống… tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” - 41 năm qua, kể từ khi Thư Chung 1980 ra đời, những người công giáo Việt Nam có thể nói đã lĩnh hội và thực sự sống trọn vẹn theo tinh thần ấy.

Theo lời khuyên của Thư Chung 1980, người Công giáo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, từ những ngày đầu lập nước, qua 2 cuộc kháng chiến cứu quốc đến trong công cuộc đổi mới đất nước.

Ngày đầu thành lập nước, trong bộn bề gian khó, cả bốn giám mục người Việt Nam lúc đó đã cùng ký tên vào bức điện văn gửi Tòa thánh và Ki-tô hữu toàn thế giới, yêu cầu ủng hộ nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời bày tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước đến cùng. Nhiều giám mục, linh mục, giáo dân đã ra gánh vác những trọng trách của chính quyền nhân dân.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã tham gia hoặc ủng hộ kháng chiến. Trong chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhiều phong trào, cuộc vận động được người Công giáo hưởng ứng tích cực có hiệu quả như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo”

Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam, tổ chức đại diện của người công giáo Việt Nam, cũng luôn phát huy vai trò đi đầu trong vận động giáo dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.

“Hoạt động nổi bật của đồng bào công giáo là hoạt động từ thiện xã hội, những công việc rất nhỏ trong một khu vực người công giáo sinh sống, như là giúp đỡ người già neo đơn, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em thất học. Có nhiều hoạt động quy mô nhưng tự thân mỗi người công giáo đều có tiếng gọi của lương tâm để thực hiện tình bác ái đó một cách thiết thực đối với những người xung quanh” - Linh mục Phan Khắc Từ khẳng định.

Gần hai năm chống dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần “đồng hành cùng dân tộc” càng được người công giáo Việt Nam phát huy. Đặc biệt, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thời gian qua các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Đơn cử như Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam đã hưởng ứng, phát động phong trào “Cởi áo ca sa khoác áo boluse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”. Từ phát động này, các tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước liên tục có đơn đăng ký xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch. Hiện cả nước đã có gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch….

“Giáo dân Việt Nam đã sống tích cực tinh thần Thư Chung 1980 bằng cách dấn thân hòa mình với cộng đồng dân tộc trong mọi lãnh vực của đời sống và của tổ chức xã hội, đặc biệt là lãnh vực xã hội bác ái, y tế, và giáo dục” - nhận định ấy của Ðức cha Giuse Trần Văn Toản, vì thế, hoàn toàn có cơ sở vững chắc.

PV

Bình Luận
 
 
Tin mới
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Người dân đã ý thức hơn trong việc tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo

(CLO) Theo Bộ Y tế, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Gỡ nút thắt pháp lý đưa đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội về đích

(CLO) Đề án phát triển 1 triệu căn Nhà ở xã hội dù đã trải qua 1/3 chặng đường, nhưng chúng ta mới chỉ hoàn thành được rất ít mục tiêu. Nguyên nhân do quá trình triển khai đề án còn nhiều vướng mắc như: chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng, dài hơi; thủ tục làm nhà ở xã hội còn phức tạp...

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Cần

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

(CLO) Theo đề xuất của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày.

Yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng

(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc và sở xây dựng tại các địa phương, đề nghị triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.