Điều chỉnh kích thước chữ
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về Chương trình MTQG DTTS và miền núi:

Tiến độ Chương trình triển khai rất chậm

(CLO) Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ phân tích nguyên nhân và vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030.

Chiều 3/10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra “Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025, năm 2022”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đồng chủ trì phiên họp.

tien do chuong trinh trien khai rat cham hinh 1

Phiên họp Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi

Phiên họp này nhằm đánh giá kết quả thực hiện, mục tiêu đạt được trong thời gian qua, nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và định hướng để triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia này trong thời gian tới. 

Nhiều Bộ ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn

Thẩm tra sơ bộ “Báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan cho biết: Triển khai thực hiện Chương trình, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành ban hành 55 văn bản, các địa phương (50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành 176 văn bản.

Để chuẩn bị cho Phiên họp thứ 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Thường trực Hội đồng Dân tộc thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đây là một số lượng lớn văn bản pháp lý đã được ban hành trong thời gian vừa qua để quy định, hướng dẫn thực hiện một Chương trình có quy mô lớn và tính đặc thù cao, một chương trình có tính chất tích hợp tổng hoà của hơn 100 chính sách.

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Phương Lan cho rằng, Báo cáo chỉ nêu số lượng văn bản cũng như liệt kê các văn bản ban hành về cơ chế, chính sách phục vụ triển khai Chương trình mà chưa đánh giá các văn bản được ban hành đã đầy đủ và bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hay chưa.

Đồng thời, hiện nay một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa hoàn thành một số văn bản hướng dẫn, thực hiện các dự án, tiểu dự án và các nội dung chính sách của Chương trình.

Bà Đinh Thị Phương Lan nêu dẫn chứng, đối với Trung ương, qua báo cáo của Chính phủ đánh giá hiện nay còn 6 dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án của 4 Bộ, ngành chưa hoàn thiện ban hành. Song thực tế thì Hội đồng Dân tộc thấy còn khoảng trên 7 văn bản quy định, hướng dẫn chưa được ban hành, đặc biệt trong đó Dự án 7, hoàn toàn chưa có văn bản hướng dẫn; có 8 bộ, ngành liên quan chưa xây dựng ban hành.

tien do chuong trinh trien khai rat cham hinh 2

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS  và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Ảnh minh họa

Hội đồng Dân tộc cho rằng việc chưa ban hành các văn bản hướng dẫn đó sẽ làm ảnh hưởng đến tính đồng bộ trong thực hiện cơ chế chính sách hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình, dẫn đến việc địa phương gặp nhiều lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện cũng như việc hoàn thành các mục tiêu”, bà Đinh Thị Phương Lan nói.

Do đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá, nhận định về vấn đề này, phân tích cụ thể nguyên nhân chủ quan, khách quan và vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chậm, chưa ban hành, việc chậm này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các địa phương như thế nào…

Đối với địa phương, Hội đồng Dân tộc cho rằng, báo cáo còn chung chung chưa thể hiện đầy đủ được nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện ban hành các văn bản pháp lý ở địa phương, báo cáo chưa phản ánh được các nội dung: có bao nhiêu địa phương đã hoàn thiện ban hành các văn bản pháp lý bảo đảm cho việc khởi động triển khai Chương trình; có bao nhiêu địa phương chưa, chậm ban hành văn bản.

Từ đó, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ nội dung này để đánh giá được tính đồng bộ, kịp thời trong việc ban hành văn bản ở địa phương, làm rõ trách nhiệm của những địa phương chưa, chậm thực hiện.

Chưa có đánh giá sơ kết một năm

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy, Báo cáo đã phản ánh những nội dung cơ bản về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trong thời gian tới.

tien do chuong trinh trien khai rat cham hinh 3

Chương trình MTQG DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 hướng đến các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, qua báo cáo của Chính phủ, các đại biểu cũng nhận thấy, Chương trình được triển khai rất chậm.

Cụ thể, tính từ thời điểm tháng 9/2021 đến nay, sau một năm triển khai thực hiện Chương trình, hầu như mới chỉ thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế chính sách, đồng thời vẫn còn một số bộ ngành vẫn chưa hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn bảo đảm cho vận hành Chương trình.

Bên cạnh đó, các ý kiến nhận định rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đến việc sơ kết đánh giá một năm (2021) của việc triển khai thực hiện Chương trình trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan trong việc chậm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Do đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương khẩn trương hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo ưu tiên tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo việc sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có những giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá, phân tích thêm kết quả hoạt động của các nội dung trong chương trình phối hợp ở Trung ương và địa phương về những nội dung đã triển khai, những nội dung chưa thực hiện trong thời gian vừa qua; giải pháp, kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo.

Đồng thời đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá thêm việc tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến quán triệt bằng hình thức nào? Có bao nhiêu bộ, ngành, địa phương nào triển khai?

Cần chỉ rõ trách nhiệm, cái gì vướng mắc

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ghi nhận ý kiến của các đại biểu, tiếp thu, giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm.

tien do chuong trinh trien khai rat cham hinh 4

Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn sẽ dẫn đến việc địa phương gặp nhiều lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi. Ảnh minh họa

Ông Hầu A Lềnh cho biết sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ để bổ sung thông tin, số liệu đầy đủ để Báo cáo của Chính phủ chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, đồng thời Ủy ban Dân tộc sẽ đánh giá tác động việc thành lập Văn phòng Điều phối có phù hợp hay không.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cơ bản thống nhất báo cáo của Chính phủ đã phản ánh kết quả đạt được, chỉ ra được tồn tại, hạn chế, vướng mắc, đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp lớn, chính yếu năm 2023.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh, cần chỉ rõ trách nhiệm, khâu nào, bộ phận nào, cái gì vướng mắc, báo cáo của Chính phủ chưa thực sự chỉ ra rõ ràng.

Cho rằng việc chấp hành của các bộ ngành, địa phương chưa thật sư quyết liệt, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ cần quan tâm công tác chỉ đạo, rà soát, đánh giá văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình này cần có báo cáo kèm theo số liệu, nên đánh giá rõ hơn chất lượng, xây dựng các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có những giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình. Bổ sung Phụ lục văn bản để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc có thông tin cụ thể hơn, cũng như cần đánh giá kỹ hơn cơ chế lồng ghép chính sách...

Thế Vũ

Bình Luận
 
 
Tin mới
Phó Chánh án TAND ở Quảng Trị bị đâm trọng thương tại phòng làm việc

(CLO) Ông N.V.Q. Phó Chánh án TAND huyện Cam Lộ bị một đối tượng lạ mặt xông vào phòng làm việc đâm trọng thương phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

UNESCO: Bạo lực chống lại các nhà báo môi trường đang gia tăng

(CLO) Các nhà báo đưa tin về các vấn đề môi trường phải đối mặt với tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết vào thứ Năm (2/5).

Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép trên đất rừng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật đối với các hành vi san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp.

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Gia Lai: Tuyến Quốc lộ 19 dày đặc biển báo tốc độ, tài xế ức chế

(CLO) Tuyến Quốc lộ 19 đoạn từ dốc Hàm Rồng (TP Pleiku, Gia Lai) đi cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) dày đặc các biển báo tốc độ gây ức chế cho các tài xế. Nhiều biển báo như “bẫy” người đi đường, lái xe vừa tăng tốc lại phải giảm tốc chỉ trên một đoạn ngắn.

Gia Lai: Điều tra vụ cán bộ CSGT lái xe ô tô gây tai nạn chết người

(CLO) Khi đang điều khiển xe ô tô trên tuyến đường Tỉnh lộ 663, anh Nguyễn Hồng Phong – cán bộ đội CSGT Công an huyện Chư Prông đã tông một người bộ tử vong.

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Nhận định U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan, 22h30 ngày 3/5 tại VCK U23 châu Á 2024

(CLO) Nhận định U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan, 22h30 ngày 3/5 tại VCK U23 châu Á 2024; dự đoán tỉ số U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan cùng các chuyên gia phân tích.