Điều chỉnh kích thước chữ

Triệu Thị Bình- Nữ Nghệ nhân tiêu biểu "giữ hồn" cho văn hóa người Dao

(CLO) Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình ở thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) là một nghệ nhân luôn say đắm, tìm tòi và gìn giữ những làn điệu dân ca cổ của dân tộc mình. Không chỉ lưu truyền dân ca dân tộc Dao, bà còn tích cực truyền dạy nghề thêu tay truyền thống của dân tộc mình.

Đau đáu gìn giữ dân ca dân tộc Dao

Ở thị trấn Tây Yên Tử, Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình là người nổi tiếng đi đầu và giàu tâm huyết vào công tác bảo tồn văn hóa của dân tộc mình, nổi bật trong việc truyền dạy thêu và hát dân ca.

trieu thi binh nu nghe nhan tieu bieu giu hon cho van hoa nguoi dao hinh 1

Không chỉ lưu truyền dân ca Dao, Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình (ngoài cùng bên trái) còn tích cực truyền dạy nghề thêu tay truyền thống của dân tộc.

Bà Triệu Thị Bình đã dành gần 40 năm cho việc gìn giữ và bảo tồn vốn dân ca cổ của dân tộc mình ở Bắc Giang. Lên 10 tuổi, bà được mẹ truyền cho cách hát dân ca dân tộc Dao.

Bà Bình chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được nghe bà, mẹ hát những làn điệu dân ca của dân tộc mình nên đã ngấm dần vào trong tâm hồn. Ngày xuân, ngày hội hay trong lễ cấp sắc tôi đều theo mẹ, theo chị và lắng nghe để học hát. Đến năm 14 tuổi tôi đã thuộc rất nhiều bài dân ca dân tộc Dao lời cổ, tham gia vào tốp hát của địa phương thường đi giao lưu ở các nơi vào dịp đầu xuân". 

Bà Bình thuộc rất nhiều các bài dân ca với những thể loại khác nhau như: Hát trong nghi lễ cấp sắc, hát trong đám cưới, hát đối đáp, hát giao duyên, hát uống rượu…

Bà Bình cho biết, hát dân ca dân tộc Dao có những kỹ thuật cơ bản như: Vang, rền, không chỉ đòi hỏi tròn vành, rõ chữ, mượt mà, sâu lắng mà còn phải có kỹ thuật ngân, luyến láy, ngắt câu. Một lời ca của dân tộc Dao thường có hai phần: Lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi phản ánh nội dung của bài hát, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính làm cho tiếng hát trôi chảy, lời ca phong phú, linh hoạt.

Nghệ nhân Triệu Thị Bình cho biết, đến năm 1990, bà đã thuộc 120 bài dân ca Dao lời cổ trong nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao Thanh Phán, đến nay thì thuộc hàng trăm bài theo lời cổ và cả những bài lời mới. Bà Bình luôn ghi chép cẩn thận những bài hát trong cuốn sổ tay, trong đó có những bài tự đặt lời dựa theo làn điệu dân ca Dao như: Lây lău cngoa -Lời ru con, Dìu miền ên Đảng- Người Dao ơn Đảng, Dìu miền chẳng Pé Hồ- Người Dao nhớ Bác Hồ...

Không chỉ thuộc nhiều điệu hát dân ca, nghệ nhân Triệu Thị Bình còn mong muốn để lại những câu hát ấy cho con cháu mai sau. Bà đã nhiều năm tham gia thi hát dân ca trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện và tỉnh đều đạt thành tích cao như: Huy chương Vàng hội diễn nghệ thuật quần chúng do tỉnh Quảng Ninh tổ chức năm 1997; giải 3 liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh Bắc Giang năm 1998; Huy chương Bạc liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng phát thanh toàn quốc lần thứ nhất năm 1998;  Huy chương Bạc tại ngày hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ nhất tại Lạng Sơn năm 1999.

Những năm qua, Nghệ nhân Triệu Thị Bình đã bỏ nhiều công sức  truyền lại cho các thế hệ trẻ trong bản, xã những làn điệu dân ca dân tộc Dao. Bắt đầu từ năm 1999 bà Bình đã truyền dạy hát dân ca dân tộc Dao cho hàng chục người trong vùng. Với những đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Dao, năm 2019, bà Triệu Thị Bình vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Bền bỉ "giữ lửa" và truyền dạy nghề thêu trang phục truyền thống của người Dao cho thế hệ trẻ

Bà Bình kể rằng ngày xưa, phụ nữ Dao ở nơi bà sống đều học thêu. Bởi lẽ, khi đi lấy chồng, bất kỳ cô gái Dao nào cũng phải biết thêu, may vá quần áo truyền thống. Nếu người phụ nữ Dao nào không biết thêu, thì rất khó lấy chồng.

Mỗi cô gái Dao dù kém nhất cũng phải tự tay thêu được một bộ quần áo truyền thống để mặc vào ngày cưới. Việc thêu những họa tiết hoa văn giống như một nét duyên trên trang phục truyền thống của người Dao.

Từ năm 8 tuổi, tôi đã biết thêu. Lớn lên chút nữa, tôi đã thêu thành thục khăn, quần áo của người Dao. Đến bây giờ, tôi vẫn miệt mài giữ lửa việc thêu trang phục truyền thống này”, bà Bình chia sẻ.

trieu thi binh nu nghe nhan tieu bieu giu hon cho van hoa nguoi dao hinh 2

Bà Bình truyền dạy thêu trang phục truyền thống cho các cháu trong gia đình. Ảnh: Nguyễn Thắng

Hiện nay, người Dao ở nơi bà Bình sống dần quen mặc quần áo tây, trang phục truyền thống bị lãng quên. Song, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng bà Bình vẫn bền bỉ với công việc thêu trang phục truyền thống, với mong muốn giữ lại cái hồn cho những bộ quần áo của người Dao. Dù đã bước sang tuổi 63, nhưng đôi tay nghệ nhân Triệu Thị Bình vẫn thoăn thoắt từng đường kim, mũi chỉ khi thêu.

Mấy năm gần đây, nhiều người Dao ở thị trấn Tây Yên Tử bắt đầu khôi phục việc mặc quần áo truyền thống trong ngày cưới để giữ gìn bản sắc văn hóa cho con cháu. Có người tìm đến tận nhà bà Bình để học nghề. Dù đêm hay ngày, bà Bình đều ân cần dạy thêu cho người Dao.

Năm 2019, thị trấn Tây Yên Tử có mở lớp dạy thêu trang phục truyền thống cho các em nhỏ người Dao. Từ đó đến này, bà Bình tích cực tham gia lớp học để truyền dạy thêu cho các bạn trẻ. Lớp học có 12 em. Đến nay, nhiều em trong lớp học đã thêu thành thục. Hiện tại nghệ nhân Triệu Thị Bình đang phát triển việc thêu các sản phẩm truyền thống của người Dao để bán cho khách du lịch tham quan Tây Yên Tử.

Nguyễn Tuyết

Bình Luận
 
 
Tin mới
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

(CLO) Chiều 4/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024, có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Nhiều sao bóng rổ tranh tài tại giải

(CLO) Sáng 4/5, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng rổ 3x3 Hà Nội mở rộng lần thứ V năm 2024 – "3x3 Hanoi Open Cup 2024.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phân lập được thành phần chống lão hóa trong máu của chuột non, giúp con chuột trong nghiên cứu của họ sống tới 1.266 ngày, tương đương với 120 - 130 tuổi ở con người.

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.