Điều chỉnh kích thước chữ

Vùng đồng bào Dân tộc thiểu số Bình Thuận: Khởi sắc nhờ các chính sách đặc thù, quan trọng

(CLO) Nhiều chủ trương, chính sách dân tộc quan trọng đã tạo nên sức bật giảm nghèo bền vững. Đến nay đời sống đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt, ổn định và ấm no từ các chính sách hiệu quả này.

Khởi sắc nhờ các chính sách đặc thù

Bình Thuận có 35 dân tộc anh em sinh sống, dân số 1,27 triệu người, trong đó 101.733 người DTTS, gồm Chăm, Raglay, Cờ Ho, Tày, Nùng, Hoa, Chơ Ro, chủ yếu ở các xã vùng cao và sâu. 20 năm về trước, cuộc sống người đồng bào vô cùng khó khăn với dân trí thấp, điều kiện kinh tế kém phát triển, do thiếu vật tư, hàng hóa để phát triển sản xuất... Vì vậy, những hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường xuyên xảy ra; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng cơ sở, sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng trăm công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí trên 1.200 tỷ đồng tạo thuận lợi sinh hoạt, sản xuất nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng cải thiện rõ nét.

Các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS.

vung dong bao dan toc thieu so binh thuan khoi sac nho cac chinh sach dac thu quan trong hinh 1

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận hỗ trợ đồng bào DTTS xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: T.L

Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã, điện lưới quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông đều khắp. Toàn tỉnh có trên 5.543 căn nhà ở được xây dựng mới giúp đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp…

Dấu ấn rõ nét từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết cấp đất sản xuất theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh đã giải quyết căn bản đất sản xuất cho đồng bào DTTS với tổng diện tích đất đã cấp trên 15.281 ha cho 14.279 hộ (bình quân 1ha/hộ).

vung dong bao dan toc thieu so binh thuan khoi sac nho cac chinh sach dac thu quan trong hinh 2

Chính sách giao khoán bảo vệ rừng giúp đồng bào cải thiện thu nhấp. Ảnh: T.L

Cùng với đó, các địa phương đã triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế với nhiều cách làm cụ thể như: Hỗ trợ nuôi trâu, bò sinh sản, gà thả vườn, hỗ trợ cây giống gồm điều cao sản PNI, bắp lai, cây ăn trái cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nông cụ sản xuất, mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất đã góp phần hỗ trợ đồng bào phát huy hiệu quả sử dụng đất được cấp.

Cùng với việc giao đất, 2.381 hộ đồng bào DTTS còn được giao khoán, quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích 86.252,6 ha. Kinh phí chi trả công cho đồng bào DTTS nhận khoán hàng năm trên 17 tỷ đồng, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, vừa thay đổi nhận thức đồng bào trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

Dấu ấn từ chính sách đầu tư ứng trước

Nhiều chương trình, chính sách dân tộc thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào được triển khai. Nổi bật nhất là chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho người đồng bào DTTS.

Trung tâm Dịch vụ miền núi (Ban Dân tộc tỉnh) cho biết: Năm 2004, Trung tâm nhận nhiệm vụ thực hiện chính sách đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Khi nhận nhiệm vụ, Trung tâm thành lập hàng loạt cửa hàng và đại lý trao đổi hàng hóa, thu mua, cung ứng vật tư nông nghiệp... ở khắp các thôn, xã miền núi, vùng cao. Để đồng bào DTTS nắm bắt, trung tâm tổ chức hội nghị tập huấn về chính sách đầu tư ứng trước cho các cửa hàng, đại lý. Từ đó, họ phối hợp với UBND các xã tuyên truyền cho bà con.

vung dong bao dan toc thieu so binh thuan khoi sac nho cac chinh sach dac thu quan trong hinh 3

Đầu tư ứng trước giống bắp lai mang lại thu nhập cao. Ảnh: D.T

Như một làn gió mới mát lành thổi vào vùng cao, người dân đồng bào vô cùng phấn khởi. Họ xem các cửa hàng, đại lý như là địa chỉ tin cậy. “Nhà nước tạo điều kiện, mình mừng lắm, nếu không lấy đâu ra tiền đầu tư phân, giống. Cứ ứng trước rồi đến mùa thu hoạch bán lại cho cửa hàng, đại lý, trừ chi phí ứng trước còn lại là mình hưởng. Đến nay cuộc sống tốt hơn trước kia”, K’ Văn Vẳn ở xã Đông Giang chia sẻ.

Giảm nghèo hiệu quả từ Chương trình 135

Trong số các chính sách dân tộc được triển khai, phải kể đến Chương trình 135. Đây là chương trình đã tạo thêm nhiều động lực, thúc đẩy cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát triển nhanh. Theo Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2015 - 2016, Bình Thuận có 10 xã và 21 thôn được tham gia thực hiện Chương trình 135. Đến giai đoạn 2 (2017 - 2020), tỉnh được Trung ương tiếp tục hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất tại 9 xã và 20 thôn đặc biệt khó khăn theo diện Chương trình 135.

Xác định hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đầu tư trên 186 tỷ đồng xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 151 công trình, gồm: 90 công trình giao thông, 14 công trình thủy lợi, 21 công trình trường học… Nhờ đó đến nay, diện mạo vùng nông thôn đã có nhiều khởi sắc. 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường nhựa thông suốt đến trung tâm xã. Hiện 98% số hộ sử dụng lưới điện quốc gia. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 88%...

vung dong bao dan toc thieu so binh thuan khoi sac nho cac chinh sach dac thu quan trong hinh 4

Đồng bào xã Phan Lâm đã biết chuyển đổi cây trồng, từ canh tác lúa sang trồng sen nâng cao thu nhập. Ảnh: T.L

Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của bà con, ngoài việc triển khai hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cung ứng đầy đủ, kịp thời giống, vật tư nông nghiệp, tỉnh cũng thực hiện tốt các chính sách như: Vay vốn tín dụng ưu đãi; chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển… Thông qua đó tạo nguồn lực để đồng bào phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó, tại vùng đồng bào DTTS, các địa phương đều linh hoạt xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với thực tế như: Mô hình trồng điều, cao su, keo lá tràm; mô hình trồng thanh long VietGAP, nuôi bò giống sinh sản, chăn nuôi gà thả vườn…

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hầu hết đồng bào đã biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích và sản lượng các loại cây trồng hằng năm tăng, giúp đồng bào nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Tập trung đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Trong nhiều năm qua, từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh, vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận đã được đầu tư khá căn cơ từ đường, điện, trường, trạm đến quỹ đất, vốn vay ưu đãi lãi suất. Nhờ vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng DTTS khởi sắc rõ nét, nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhằm tạo thêm điều kiện để giúp đồng bào DTTS tăng tốc phát triển kinh tế, HĐND tỉnh kỳ họp thứ 3 đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương “Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là dự án rất quan trọng, vì sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng DTTS ở các huyện.

vung dong bao dan toc thieu so binh thuan khoi sac nho cac chinh sach dac thu quan trong hinh 5

100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã. Ảnh: T.L

Dự án bao gồm 12 tiểu dự án, rải đều ở các vùng đồng bào DTTS từ Tuy Phong đến Đức Linh với giá trị ước trên 38,3 tỷ đồng, trong đó, Bắc Bình có 3 tiểu dự án với mức đầu tư 10,3 tỷ đồng, cao nhất trong các huyện.

Cụ thể, dự án Nâng cấp tuyến đường khu sản xuất từ kênh chính Cà Giây đến kênh Nam Tà Mú, xã Bình An chiều dài 2,285 km, có nền đường rộng 4m, kết cấu mặt đường bằng sỏi đỏ, mức đầu tư 1,8 tỷ đồng; dự án Nâng cấp đường giao thông nông thôn khu trung tâm thôn 2, xã Bình An gồm 5 tuyến dài 1,834 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, mức đầu tư 3,9 tỷ đồng và dự án Nâng cấp đường vào khu dân cư thôn Phú Điền, xã Phan Điền, chiều dài 2,25 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, có mức đầu tư 4,6 tỷ đồng.

Tiếp đến là Tánh Linh được đầu tư 5 tiểu dự án với tổng vốn 8,2 tỷ đồng. Riêng Hàm Thuận Bắc có dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất Nách Nai, xã Đông Tiến chiều dài 1,5 km, nền đường rộng 4,5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 6,9 tỷ đồng. Còn Tuy Phong được đầu tư Dự án khai hoang cải tạo đồng ruộng và hệ thống dẫn nước Kênh A xã Phan Dũng. Hay Hàm Tân có dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất 64 ha của đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà với chiều dài 2,83 km, nền đường rộng 5 m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 4,75 tỷ đồng. Rồi Đức Linh có dự án Nâng cấp đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mé Pu, chiều dài 1,265 km, nền đường rộng 3m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 1,65 tỷ đồng…

Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 được đầu tư từ nguồn vốn xổ số kiến thiết, chiếm 2/3 và nguồn vốn còn lại từ ngân sách huyện… Dự án giúp đồng bào DTTS trong tỉnh đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa nông sản, tạo quỹ đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

Việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc đã góp phần đổi thay đời sống vùng đồng bào DTTS, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm đáng kể. Từ đó đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được nâng lên rõ rệt, ổn định và ấm no.

Tuyết Nguyễn

Bình Luận
 
 
Tin mới
Bắt 'ông trùm' đường dây ma túy liên tỉnh, thu giữ 8.000 viên ma túy

(CLO) Ngày 3/5, Công an huyện Quỳ Châu cho biết, vừa đồng chủ trì với phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Nghệ An triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh quy mô lớn, bắt 01 đối tượng; thu giữ 8.000 viên ma túy tổng hợp, 02 dao nhọn cùng một số tang vật liên quan.

Lào Cai: Bắt giữ người phụ nữ 70 tuổi bán vật liệu nổ trái phép tại chợ phiên

(CLO) Vừa qua, tại chợ Bảo Nhai ở thôn Bảo Tân 2, xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, một nhóm cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc huyện này đã phát hiện và bắt giữ đối tượng 70 tuổi tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ.

TP HCM bắn pháo hoa khai mạc Lễ hội sông nước lần 2

(CLO) TP HCM dự kiến bắn pháo hoa tầm thấp tại ba điểm đêm khai mạc Lễ hội sông nước lần 2 vào tối 31/5. Đây là điểm mới của lễ hội sông nước năm nay.

Triển lãm 'Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh'

(CLO) Triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh" giúp công chúng hiểu hơn về một địa danh lịch sử oai hùng của dân tộc với chiến thắng chấn động địa cầu.

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga lên 'vùng tối' Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc hôm thứ Sáu (3/5) đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga-6 để thu thập mẫu vật ở "vùng tối" bí ẩn của Mặt trăng - nỗ lực đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử thám hiểm không gian của con người.

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khi triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải là đơn vị có thương hiệu của Việt Nam, phát huy và góp phần truyền bá bản sắc, truyền thống của dân tộc.